Hệ sinh thái crypto là gì

Hệ sinh thái crypto hay còn gọi là hệ sinh thái blockchain, có tên tiếng Anh là “blockchain ecosystem”, là một hệ thống gồm nhiều sản phẩm cùng hoạt động trên một blockchain, chúng có thể kết nối và hỗ trợ lẫn nhau. Mỗi Blockchain lúc này sẽ cũng như một công ty cung cấp cơ sở hạ tầng, và nhiều dự án (dApps) sẽ hoạt động trên cơ sở hạ tầng đó, tạo thành một hệ sinh thái đầy đủ.

Mỗi blockchain sẽ có một hệ sinh thái khác nhau, và chúng được coi như “vũ khí” để cạnh tranh với các hệ sinh thái crypto khác.

  • Một blockchain có hệ sinh thái lớn, nhiều dApps hoạt động chứng tỏ nền tảng của nó tốt, nhiều ưu thế về tốc độ, phí giao dịch, công nghệ…
  • Một blockchain có hệ sinh thái đa dạng, đầy đủ các mảnh ghép cần thiết sẽ dễ dàng thu hút các chủ dự án tìm đến và xây dựng dApp trên đó. Về lâu dài, blockchain nào càng thu hút được nhiều người dùng thì nó sẽ trở thành kẻ chiến thắng.

Đó cũng chính là lý do khiến không ít nhà đầu tư lựa chọn đầu tư tập trung vào một hệ sinh thái nổi trội, với kỳ vọng chỉ cần hệ đó phát triển thì các dự án trong đó cũng sẽ cùng đi lên.

Các mảnh ghép của một hệ sinh thái trong crypto

Một hệ sinh thái Crypto hoàn chỉnh là hệ sinh thái có đầy đủ các thành phần sau:

  • Transactions & Payment Services: Cung cấp các dịch vụ liên quan đến giao dịch, thanh toán trên Blockchain. (token, smart contract, Wallet,…)
  • DeFi: Tài chính phi tập trung (defi) đóng vai trò tương tự như Ngân hàng ở thị trường tài chính truyền thống. Ở đây cung cấp đầy đủ các dịch vụ liên quan đến cho vay, gửi tiết kiệm hay giao dịch nhận gửi,… Đây là mảnh ghép quan trọng được các hệ sinh thái tập trung phát triển. (Lending & Borrowing, staking…)
  • Social & Entertainment: Nhu cầu tiếp theo là về tương tác giữa cộng đồng và yếu tố giải trí. Là mảnh ghép được tạo thành từ những yếu tố nhỏ như: NFT, Gaming, Music, Sport,… mà chúng ta được tiếp xúc thời gian gần đây.
  • Enterprise Blockchain Solutions: Cuối cùng là các ứng dụng giúp đưa blockchain vào các hoạt động thực tế, đời sống để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của con người như: Bảo hiểm, Chăm sóc sức khoẻ, Tài chính, Giáo dục,…

Tại sao blockchain cần có hệ sinh thái để phát triển

Đối với người dùng

  • Hệ sinh thái crypto sẽ giúp phục vụ đầy đủ toàn bộ những nhu cầu của người dùng.
  • Những sản phẩm có trong một hệ sinh thái sẽ đồng bộ hóa và tương tác cùng với nhau để tạo nên được sự thuận tiện cũng như dễ dàng hơn khi sử dụng.

Đối với nền tảng Blockchain

  • Một hệ sinh thái đa dạng sẽ giúp cho dự án được mở rộng về quy mô kinh doanh và xây dựng lên được một chuỗi giá trị cho công ty từ đầu vào cho tới đầu ra.
  • Hệ sinh thái blockchain sẽ giúp nền tảng tận dụng các mảnh ghép có sẵn, có thể kể đến như dữ liệu của người dùng, cơ sở hạ tầng,…
  • Đặc biệt, khi một hệ sinh thái crypto phát triển đầy đủ thì khi đó người dùng sẽ mãi ở cùng với họ. Họ sẽ không cần hay không có bất cứ một nhu cầu nào phải dùng gì ngoài hệ sinh thái này.

Các hệ sinh thái nổi bật trong Crypto hiện nay

Hệ sinh thái Ethereum

Hệ sinh thái crypto lớn nhất hiện nay chính là Ethereum. Đây là nền tảng blockchain hợp đồng thông minh đầu tiên, một lợi thế cạnh tranh quan trọng cho phép nó xây dựng một cộng đồng nhà phát triển mạnh mẽ. Ethereum cũng được biết đến là hệ sinh thái thân thiện với nhà phát triển. Đặc biệt, Máy ảo Ethereum (EVM) giúp đơn giản hóa quá trình khởi chạy các ứng dụng phi tập trung (dApps).

Kết quả là hiện tại, hệ sinh thái Ethereum là nơi có rất nhiều dự án nổi tiếng phát triển. Đại đa số các đồng tiền điện tử nổi tiếng hiện nay đều chạy trên blockchain của Ethereum. Một số cái tên nổi bật có thể kể đển như:

  • Uniswap (UNI): Là sàn giao dịch tiền điện tử phi tập trung (DEX), tự tạo thị trường tự động (AMM) trên blockchain của Ethereum.
  • Aave (AAVE): Aave là ứng dụng tài chính phi tập trung (Defi) đầu tiên được phát triển, cho phép người dùng vay và cho vay tiền điện tử (bao gồm stablecoin và altcoin) với lãi suất nhất định.
  • Curve (CRV): Curve là một sàn giao dịch phi tập trung (DEX) để giao dịch các tài sản điện tử, được thiết kế đặc biệt cho việc giao dịch stablecoin cực kỳ hiệu quả với rủi ro thấp và chạy trên nền tảng của Ethereum.
  • Shiba Inu (SHUB): Một trong những đồng meme coin nổi tiếng nhất hiện nay.
  • Decentraland (MANA): một dự án gamefi, metaverse hàng đầu.
Hệ sinh thái Ethereum

Hệ sinh thái Binance Smart Chain

Binance Smart Chain (BSC) có thể được xem là hệ sinh thái crypto cạnh tranh cực mạnh với Ethereum. Hơn nữa, nó còn gây chú ý vì nó không đơn giản chỉ là một blockchain, mà nó còn có một sàn giao dịch tiền điện tử rất nổi tiếng – Binance.

Với khả năng hợp đồng thông minh của mình, BNB Chain là một trong nhiều đối thủ cạnh tranh với Ethereum. Hệ sinh thái Binance rộng lớn hơn và nó cũng là nơi có phòng thí nghiệm dành cho các dự án blockchain, nền tảng khởi chạy mã thông báo tiền điện tử, ví tiền điện tử kỹ thuật số có tên Trust Wallet , v.v.

Hệ sinh thái Binance Smart Chain

Hệ sinh thái Cardano

Cardano blockchain được thành lập vào năm 2015 bởi Charles Hoskinson – đồng sáng lập Ethereum và BitShares. Tương tự như Ethereum, Cardano là một blockchain phân quyền, mã nguồn mở cho phép các nhà phát triển có thể tạo hợp đồng thông minh trên mạng lưới để triển khai các ứng dụng mà không cần phải lo lắng nhiều về vấn đề bảo mật và mở rộng.

Tuy Cardano là một hệ sinh thái mới và ra đời cũng muộn hơn so với Ethereum, Bitcoin nhưng hiện tại nó đã cơ bản hoàn thành hầu hết các mảnh ghép: Lending, Oracle, DEX, Wallet…

Hệ sinh thái Cardano

Hệ sinh thái Solana

Solana được đánh giá là hệ sinh thái tiền điện tử có triển vọng thay thế cho Ethereum. Mặc dù chắc chắn điều đó sẽ khó thành hiện thực. Nhưng có thể khẳng định, Solana là hệ sinh thái có tốc độ phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ nhất hiện nay.

Với ưu điểm thông lượng cao, tốc độ giao dịch nhanh chóng, phí rẻ… Solana cho phép người dùng tạo ra dApps trên hệ của mình một cách dễ dàng. Điểm mạnh của hệ Solana là NFT, gaming, DeFi.

Hệ sinh thái Sonala

Hệ sinh thái Polkadot

Hệ sinh thái Pokadot hiện tại nó đang tập trung chủ yếu vào Lending & Borrowing và DEX. Tuy nhiên thay vì định vị bản thân là đối thủ cạnh tranh của Ethereum như các hệ sinh thái crypto nói trên, thì Polkadot lại hướng tới mục tiêu trở thành đối tác bổ trợ cho mọi nền tảng blockchain khác nhau.

Vì ngoài tương tác với những Dapps tại hệ sinh thái, thì Polkadot còn có những ứng dụng có thể kết nối với những blockchain khác ví dụ như Ether hay Bitcoin qua cầu nối Bridge.

Hệ sinh thái Polkadot

Hệ sinh thái Avalanche

Hiện tại Avalanche là 1 hệ sinh thái được tạo nên từ 3 Blockchains cốt lõi, mỗi một Blockchains sẽ được tối ưu hóa cho những tác vụ cụ thể ở trong mạng. Avalanche hứa hẹn khả năng mở rộng quy mô cực lớn và tốc độ giao dịch cực kỳ nhanh, có thể đạt được mức trên 4.500 giao dịch mỗi giây.

Avalanche có thông lượng cao, có thể xử lý giao dịch nhanh ở tốc độ dưới 1 giây mà không phải hy sinh phân quyền hoặc bảo mật. Những tính năng này không chỉ làm cho nó trở thành một nền tảng DeFi tuyệt vời mà còn khiến nó trở thành một nền tảng thanh toán tuyệt vời.

Chính vì vậy, dù nó ra mắt sau nhưng đã đuổi kịp tiến độ những hệ sinh thái khác rất nhiều những ứng dụng nổi bật có thể kể đến như: Initial Litigation Offerings DEX’s, Private Securities, Synthetics, Prediction Markets, Stablecoins và DeFi,…

Hệ sinh thái Avalanche

Hệ sinh thái TRON

Có lẽ ngoài Ethereum và Binance Smart Chain, thì còn một hệ sinh thái crypto mà những người chơi lâu năm đều biết, đó là hệ sinh thái TRON – cái tên gắn liền với tên tuổi của Justin Sun. TRON được thành lập vào năm 2017, là Smart Contract Platform lấy ý tưởng chính từ Ethereum. Với khả năng mở rộng cao, băng thông lớn, Tron cho phép các nhà phát triển có thể tạo Smart Contract và phát triển dApps.

Nhìn chung, hệ sinh thái này khá nổi tiếng, tuy không có nhiều dApps như BSC hoặc Ethereum, nhưng các mảnh ghép DeFi nền tảng như Stablecoin, DEX, Lending trên Tron đang phát triển khá tốt và được truyền thông vô cùng tích cực.

Hệ sinh thái Algorand

Algorand là một blockchain phi tập trung được tạo ra vào năm 2019 bởi giáo sư Silvio Micali của MIT, với mục đích giải quyết các vấn đề của các blockchain nền tảng hiện tại cùng lúc, đó là khả năng mở rộng, độ phi tập trung và mức độ bảo mật.

So với các hệ sinh thái crypto khác thì hệ sinh thái Algorand còn khá mới và ít ứng dụng, với số mảnh ghép ở mỗi mảng còn chưa nhiều. Nhưng nhìn chung, nó đã khá đầy đủ các thành phần trong hệ, mỗi mảng quan trọng đã đều có một vài mảnh ghép mấu chốt. Đặc biệt, với điểm mạnh là khả năng mở rộng cao và bảo mật cao mà không phải hy sinh tính phân quyền, nên sẽ thu hút nhiều người dùng hơn, đặc biệt là các tổ chức, doanh nghiệp lớn trong tương lai.

Hệ sinh thái Algorand

Hệ sinh thái NEAR

Trong cuộc đua của các hệ sinh thái, NEAR Protocol chắc chắn là một nền tảng ứng cử viên sáng giá. NEAR là 1 blockchain phân mảnh, với bằng chứng cổ phần và lớp thứ nhất rất đơn giản để có thể sử dụng, có thể mở rộng và rất an toàn. Nó cung cấp tới cho những nhà phát triển hoặc những doanh nghiệp về giải pháp ứng dụng cũng như bảo mật những tài sản với giá trị cao có thể kể đến như danh tính hoặc tiền.

Hiện tại, phí giao dịch và tốc độ giao dịch của mạng lưới NEAR khá ấn tượng, với phí trung bình chỉ tầm 0.1$ (so với 0.5$ của Avalanche, 0.3$ của Tron,…). Nó hỗ trợ và tương thích hoàn toàn với EVM, giúp nhà phát triển có thể đưa dApps từ Ethereum sang NEAR Protocol qua Aurora một cách dễ dàng.

Với việc các bridge đã hoàn thiện, dần dần hệ sinh thái của Near sẽ thành hình và thu hút được dòng tiền nếu có những bước đi kích thích hệ sinh thái đúng cách.

Hệ sinh thái Near

Hệ sinh thái Fantom

Hệ sinh thái crypto tiềm năng tiếp theo chính là Fantom. Blockchain này sử dụng cơ chế Lachesis, nó là một thuật toán đồng thuận aBFT tiên tiến dựa trên DAG. Điều này khiến cho các blockchains được xây dựng trên Fantom có đặc điểm là nhanh chóng, an toàn và có khả năng mở rộng cao.

Lachesis là một cơ chế đồng thuận tập trung nhiều hơn vào tốc độ và ít tập trung hơn vào phân cấp. Điều này khác với các giao thức khác, chẳng hạn như Proof-of-Work của Bitcoin, thiên về bảo mật và phân quyền hơn là tốc độ hoặc khả năng mở rộng. Thế nên, Fantom có thể xử lý các giao dịch chỉ trong vài giây với chi phí rất rẻ. Tốc độ của nó gần như vượt trội so với những blockchain khác.

Hệ sinh thái Fantom

Lời kết

Trên đây là thông tin của 10 hệ sinh thái tiềm năng nhất trong crypto. Mong rằng qua bài viết này, bạn đã có được những thông tin hữu ích liên quan đến hệ sinh thái blockchain và nhận biết được đâu là những hệ sinh thái giàu tiềm năng nhất, từ đó có quyết định đầu tư đúng đắn. Chúc các bạn đầu tư thành công trong thị trường này.