Nhắc đến layer 2, hẳn chúng ta sẽ luôn nhớ đến những Optimism, Arbitrum, Polygon, Mantle… những Ethereum layer 2 nổi tiếng. Nhưng năm nay đang được nhắc tới một xu hướng dù đã có mặt từ lâu nhưng chưa thực sự được chú ý chỉ cho tới khi  áp lực giảm khai thác Bitcoin sau having ngày càng lớn thì xu hướng này mới thực sự trở lại - Bitcoin layer 2, trong bài này anh em hãy cùng mình tìm hiểu khái niệm về Bitcoin layer 2 và xu hướng này đang có cơ hội và thách thức thế nào? 

Bitcoin layer 2 là gì ?

Giống như những layer 2 trên Ethereum, những layer 2 có mặt trên Bitcoin cũng có mục đích tăng khả năng mở rộng cho hệ sinh thái Bitcoin, nhưng việc phát triển mở rộng cho Bitcoin sẽ gặp nhiều khó khăn hơn so với Ethereum vì Bitcoin không hỗ trợ smart contract. 

Là một người tham gia thị trường blockchain- crypto, chúng ta ai cũng đã từng nghe  qua về Blockchain Trilemma ( bộ 3 bất khả thi của blockchain) bao gồm: tính phi  tập trung, bảo mật, khả năng mở rộng. Với một blockchain hiện tại chỉ có thể phát triển ⅔ thứ có trong bộ 3 bất khả thi kia kể cả với Bitcoin.

Khi Bitcoin hiện tại chỉ đáp ứng được khả năng phi tập trung và tính bảo mật cao nhờ vào thuật toán Proof of Work (POW). Bitcoin không đáp ứng được khả năng mở rộng khi có tps là 5 và việc sử dụng Bitcoin làm mạng lưới để thanh toán phi tập trung gần như là bất khả thi. Vì vậy việc ra đời của những layer 2 sẽ giúp Bitcoin tạo ra một hệ sinh thái mở rộng như Ethereum. 

Các layer 2 trên Bitcoin cũng có những giải pháp tương tự như trên Ethereum như: Rollup, Plasma, State Channel, Validium.

Lý do sự xuất hiện của Bitcoin layer 2

Mặc dù L2 Bitcoin đã có mặt từ lâu với những dự án sớm như Lightning Network, Liquid, Stacks nhưng chỉ sau khi Casey Rodarmor - một Bitcoiner lâu đời sau khi thử nghiệm các hợp đồng trên Ethereum đã nhận ra được nhiều điểm yếu và có ý tưởng xây dựng một giao thức để phát triển khả năng giao dịch trên hệ Bitcoin và sau đó là giao thức Ordinals ra đời và tạo ra cơn sốt BRC-20 với những ORDI, SATS khiến cho lượng giao dịch trên Bitcoin tăng vọt và việc xử lý hàng triệu giao dịch trên Bitcoin gần như là điều bất khả thi.

Điều đó yêu cầu mạng lưới Bitcoin cần đáp ứng khả năng mở rộng hơn nữa ngay sau đó từ khoá “Bitcoin layer 2” trở lên hot với hàng loạt dự án lớn ra mắt. Gần đây Caseye Rodarmor tiếp tục phát triển Rune Protocol một tiêu chuẩn mới để tạo  fungible- token trên Bitcoin. 

Việc gia tăng khối lượng giao dịch trên Bitcoin còn mang tới một thu nhập lớn từ phí giao dịch dành cho các Miner những nhà xác minh trên mạng lưới Bitcoin khi trước đây thu nhập miner chủ yếu tới từ block reward, sắp tới kỳ Having lần thứ 4 của Bitcoin dự kiến vào ngày 20/04/2024 lượng reward từ mint sẽ còn giảm đi 1 nửa. 

Tuy phần thưởng từ việc đào giảm đi nhưng nó cũng là cơ hội cho hệ sinh thái xung quanh Bitcoin có cơ hội phát triển. Và Bitcoin layer 2 là một trong những mảnh ghép quan trọng. 

Mô hình hoạt động của Bitcoin layer 2

Khác với cách hoạt động của các layer 2 trên Ethereum khi dễ dàng tương thích với smart contract và chỉ cần tập trung vào giải pháp mở rộng quy mô tốc độ và giảm chi phí. Còn với layer 2 trên Bitcoin thì ngoài mở rộng và giảm chi phí các layer còn phát triển khả năng lập trình cho các dự án trong hệ sinh thái. 

Các layer 2 là lớp thực thi giao dịch bên ngoài chuỗi sau đó sẽ gửi thông tin vào lớp đồng thuận mà mạng lưới Bitcoin, các dự án layer 2 sẽ có nhiều cách thức hoạt động khác nhau tuy nhiên đều hướng chung về 1 mục đích. Các giải pháp layer 2 này đều cố gắng duy trì mối quan hệ gắn kết với chuỗi chính, bằng cách gửi các giao dịch cuối cùng lên Bitcoin để giải quyết, layer 2 của Bitcoin tự tin có được sự phân quyền và bảo mật tương đương chuỗi chính. 

Cơ hội phát triển cho những Bitcoin layer 2

So với những layer 1 hiện tại thì tuy giá trị của BTC là lớn nhất nhưng chỉ dừng lại ở mức làm tài sản dự trữ, còn về tính ứng dụng thì Bitcoin đang kém hơn nhiều so với các đối thủ như Solana, Ethereum… Một phần đến từ việc Bitcoin ra đời từ lâu và không được cải tiến nhiều khiến khả năng của mạng chỉ đạt mức 3-7TPS, trong khi đó trên mạng Ethereum là 57 TPS còn Solana là trên 3000 TPS. 

Ngoài ra ngôn ngữ lập trình C++ của Bitcoin còn không có khả năng tương thích với hợp đồng thông minh, dẫn đến các ứng dụng muốn xây dựng trên Bitcoin gần như là không thể. Và việc phát triển thế hệ layer 2 trên Bitcoin ngoài giúp gia tăng thu nhập cho các Validator còn giúp mạng lưới Bitcoin mở rộng và BTC có nhiều tính ứng dụng hơn, nếu làm tốt  như các layer 2 trên Ethereum thì giá BTC cũng được hưởng lợi rất nhiều khi tính ứng dụng của nó tăng lên. 

Thách thức lớn dành cho Bitcoin layer 2

Bảo mật mạng lưới liên kết Bitcoin layer 2 với chuỗi chính

Do thiết kế của Bitcoin gần như tách biệt hoàn toàn nên việc các dự án layer 2 đặc biệt là  những dự án sidechain cần có cầu nối để tạo ra chuỗi chia sẻ dữ liệu giữa mạnh của layer 2 với mạng chính Bitcoin. 

Tuy nhiên đây cũng chính là điểm yếu của các dự án vì trong lịch sử đã có rất nhiều dự án bị tấn công cầu nối khi không đảm bảo được bảo mật và thiếu tính phi tập trung. 

Tốc độ và chi phí khi kết thúc giao dịch trên Bitcoin

Giải pháp rollups và statechannel chỉ hoàn thành giao dịch cuối cùng sau khi giải quyết và đưa nó lên mạng chính điều này vẫn gây lên áp lực đối với mạng chính nếu quy mô ngày càng được mở rộng, vấn đề này đã được nhìn thấy ở Ethereum và các nhà phát triển của Ethereum đã nâng cấp để cải thiện tốc độ giao dịch, chi phí của mạng layer 2 thông qua nâng cấp Decun. Nếu tương lai bitcoin layer 2 gặp phải trạng thái tương tự thì các nhà phát triển trên Bitcoin có lẽ cũng cần giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động cho các layer 2.

Tổng kết

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ đến từ Bitcoin Lightning Network và Stacks và theo sau là những dự án cũng rất được quan tâm như Merlin, Satoshi VM… Tất cả đều đang hướng tới mục đích đưa Bitcoin trở thành công cụ tài chính được sử dụng rộng rãi, cộng đồng tin tưởng hướng Bitcoin trở thành hệ sinh thái rộng lớn hơn.