- Sau khi thiết lập đỉnh một cách thần tốc 26.386 USD vào ngày 14 tháng 3, Bitcoin lại bị lực bán mạnh kéo về mức dưới 24.500 USD trước những lo ngại của các nhà đầu tư về cuộc khủng hoảng ngân hàng.
- Chỉ trong thời gian ngắn, hàng loạt các ngân hàng lớn có tiếng phục vụ thị trường tiền điện tử đã tham gia thanh lý tự nguyện hoặc được các cơ quan quản lý đưa vào diện điều tra.
Phân tích giá Bitcoin
Tiền điện tử mã hóa lớn nhất thế giới Bitcoin đã giảm hơn 2% so với mức đỉnh trung tuần tháng 3 và đang duy trì ở mức dưới 24.500 USD tại thời điểm viết bài.
Sự sụt giảm này bắt nguồn từ những rắc rối ngân hàng đã lấn át những cân nhắc về chính sách tiền tệ. Trước đó, chỉ số CPI 6% được công bố vào tháng 2 đã tạo một cảm giác trấn an đối với các nhà đầu tư, những người đang tìm kiếm sự ôn hòa trong các chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ. Tuy nhiên, tâm lý này của thị trường đã không được kéo dài như ý muốn khi hàng loạt những ngân hàng lớn bị sa ngã chỉ trong vòng chưa đầy một tháng.
Theo Tamplin, nhà phân tích cấp cao tại công ty nghiên cứu phân tích kỹ thuật Fairlead Strategies, cho biết: "Mức kháng cự của BTC rất mạnh ở mức 25.200 USD, tuy nhiên bấc dài trên biểu đồ nến cho thấy phe gấu chưa sẵn sàng đầu hàng khi lợi dụng được tâm lý lo sợ của các nhà đầu tư khi cân nhắc về các cuộc khủng hoảng ngân hàng".
"Điều này làm tăng rủi ro giảm giá ngắn hạn và đúng như dự đoán rằng một lực bán mạnh đã kéo BTC trở về dưới 24.500 USD."
Dù nhiều phân tích trước đó cho rằng tình trạng khủng hoảng của các ngân hàng hiện tại sẽ thúc đẩy các nhà đầu tư đến với Bitcoin như một tài sản trú ẩn an toàn. Nếu cân nhắc hiệu suất hoạt động của thị trường trong một tháng qua thì điều này có vẻ đúng khi không chỉ BTC mà một số altcoin cũng đều ghi nhận xu hướng thay đổi trong vùng tích cực.
Cú ngã của các ngân hàng
Sau những dấu mốc quan trọng đầu năm 2023, ngành công nghiệp tiền điện tử sẽ chứng kiến sự ra đi của ba tổ chức ngân hàng tại Hoa Kỳ và mới nhất là một Châu Âu chỉ trong vài tuần ngắn.
- Silvergate (SI) đã công bố ý định ngừng hoạt động vào ngày 8 tháng 3, theo cách được cho là tự nguyện và hoàn trả đầy đủ vốn cho người gửi tiền.
- Ngân hàng Silicon Valley (SVB), ngân hàng lớn thứ 16 của Hoa Kỳ, đã bị FDIC yêu cầu đóng cửa và đưa vào điều tra vào ngày 12 tháng 3, trở thành vụ thất bại lớn thứ hai trong lịch sử ngân hàng của Hoa Kỳ với giá trị lên đến 209 tỷ.
- Signature New York (SBNY) cũng đã bị yêu cầu đóng cửa kể từ ngày 12 tháng 3, theo thông báo của Cục Dự trữ Liên bang về vấn đề liên quan.
- Ngân hàng Thụy Sĩ Credit Suisse (CS) với tài sản trị giá 578 tỷ USD, vốn đã bị rung chuyển bởi những vụ bê bối thua lỗ trong 5 quý liên tiếp, lại tiếp có những điểm mờ ám trong báo cáo tài chính.
Đối với các công ty phát hành stablecoin là đối tác của các ngân hàng dường như đã trải qua những ngày đầy bất ổn. Mối quan tâm đặc biệt dành cho Circle, công ty phát hành stablecoin USDC cho biết một khoản tiền mặt trị giá 3,3 tỷ USD bị mắc kẹt trong SVB. Ngay sau đó, Giám đốc điều hành của Circle Jeremy Allaire đã phải lên tiếng về khả năng lấy lại khoản tiền này dù chỉ chiếm 8% dự trữ của USDC.
Dù vậy, các chuyên gia vẫn cho rằng sự sụt giảm của thị trường crypto vẫn chưa phải quá tệ nếu xem xét áp lực mà các cuộc khủng hoảng này đang tác động lên chứng khoán, giá dầu và đồng Euro.
Kết luận
Chắc chắn những ảnh hưởng từ các ngân hàng này vẫn sẽ tiếp tục ám ảnh thị trường tiền điện tử trong một khoảng thời gian. Đáng chú ý rằng phản ứng của các nhà đầu tư có phần giống với hậu FTX, với việc chuyển ròng các stablecoin lên các sàn giao dịch và thay vào đó là nắm giữ BTC và ETH. Tuy nhiên, ở quy mô rộng hơn, ngành đã chứng kiến một dòng vốn ròng chảy ra khoảng 5,9 tỷ USD trong tháng qua.
Do đó, nhiều nhà phân tích khuyến cáo rằng các nhà đầu tư cần phải làm quen nhiều hơn với tiền điện tử khi đây là một vùng chưa được khai phá của hệ thống tài chính toàn cầu. Quan trọng hơn, họ cho rằng sự sụp đổ liên tiếp của các ngân hàng sẽ càng củng cố vững chắc hơn lý do tại sao Satoshi ngay từ đầu đã tạo ra một tài sản kỹ thuật số khan hiếm, đáng tin cậy.