Lừa đảo trong không gian blockchain là một vấn đề nghiêm trọng và ngày càng phổ biến. Dưới đây là một số hình thức lừa đảo phổ biến mà bạn nên biết và cách phòng tránh chúng để bảo vệ tài sản và tiền mã hóa của mình.
Email tống tiền
Phương thức tống tiền phổ biến nhất là khi kẻ lừa đảo đe dọa người khác bằng cách tiết lộ thông tin nhạy cảm của họ. Họ chỉ ngừng lại sau khi nhận được tiền chuộc từ nạn nhân, thường là trong dạng tiền mã hóa như Bitcoin. Tống tiền xảy ra khi kẻ lừa đảo tìm hoặc bịa đặt thông tin nhạy cảm về bạn và tận dụng thông tin đó để ép bạn phải gửi Bitcoin hoặc loại tiền khác cho họ.
Để tránh kẻ đòi tiền chuộc, bạn nên cẩn thận khi thiết lập thông tin đăng nhập của mình và xác định những trang web mà bạn truy cập hoặc chia sẻ thông tin cá nhân. Hãy sử dụng xác thực hai lớp mỗi khi có thể. Nếu bạn nhận ra rằng thông tin mà họ sử dụng để tống tiền là sai và bạn hiểu rõ điều đó, hãy giữ bình tĩnh và không trả tiền cho chúng.
Sàn giao dịch giả mạo
Sàn giao dịch giả mạo là bản sao gian lận của sàn giao dịch tiền mã hóa hợp pháp. Chúng thường xuất hiện dưới dạng ứng dụng di động hoặc trang web giả mạo. Bạn cần cẩn trọng vì chúng có thể giống hệt sàn gốc, nhưng mục đích của chúng là lừa đảo và đánh cắp tiền của bạn.
Để tránh bị lừa, hãy kiểm tra URL của sàn giao dịch và sử dụng các công cụ như Binance Verify để kiểm tra tính hợp pháp. Khi sử dụng ứng dụng di động, hãy xác minh thông tin nhà phát triển và đánh giá từ người dùng. Để biết thêm chi tiết, bạn có thể đọc bài viết về các trò lừa đảo phổ biến trên thiết bị di động.
Tặng quà giả mạo
Tặng quà giả mạo là một hình thức lừa đảo phổ biến mà người lừa đảo sử dụng để lừa đảo và lấy trộm tiền của người dùng. Đây thường là những hoạt động mà người dùng được hứa nhận được một khoản tiền mã hóa miễn phí hoặc một lợi ích nào đó, nhưng trước đó họ phải gửi một khoản tiền gửi nhỏ.
Một ví dụ điển hình là khi kẻ lừa đảo yêu cầu bạn gửi tiền đến một địa chỉ bitcoin cụ thể và hứa rằng bạn sẽ nhận được một số lượng bitcoin lớn hơn sau đó ("gửi 0,1 BTC để nhận 0,5 BTC" chẳng hạn). Tuy nhiên, nếu bạn thực hiện giao dịch này, bạn sẽ không nhận được bất cứ điều gì và tiền của bạn sẽ bị mất mãi mãi.
Có nhiều biến thể của trò lừa đảo tặng quà. Thay vì yêu cầu gửi BTC, những kẻ lừa đảo có thể yêu cầu các loại tiền mã hóa khác như ETH, BNB, XRP và nhiều loại khác. Trong một số trường hợp, họ còn yêu cầu bạn cung cấp khóa riêng tư hoặc thông tin nhạy cảm khác.
Thường thì quà tặng giả mạo được phổ biến nhất trên Twitter và các nền tảng truyền thông xã hội khác, nơi mà kẻ lừa đảo tận dụng các tweet phổ biến, tin tức đang lan truyền hoặc các thông báo khác (như việc nâng cấp giao thức hoặc sự kiện ICO) để tiếp cận người dùng.
Để tránh rơi vào hình thức lừa đảo tặng quà, cách tốt nhất là không bao giờ tham gia vào bất kỳ quà tặng nào mà bạn phải gửi đi bất cứ thứ gì có giá trị trước đó. Bởi vì quà tặng hợp pháp sẽ không bao giờ yêu cầu bạn trả bất kỳ khoản tiền nào trước. Hãy luôn cảnh giác và tránh tiếp nhận các hoạt động tặng quà có vẻ quá hấp dẫn nhưng không thể tin tưởng được.
Lừa đảo trên mạng xã hội
Lừa đảo trên mạng xã hội là một trò lừa đảo Bitcoin khá phổ biến, khá giống như trò tặng quà giả, bạn rất có thể sẽ thấy nhiều trò khác trên mạng xã hội. Những kẻ lừa đảo sẽ tạo một tài khoản trông giống như một người uy tín trong thị trường tiền mã hóa (nói cách khác là mạo danh).
Tiếp theo, họ sẽ cung cấp quà tặng giả thông qua tweet hoặc bằng tin nhắn trò chuyện trực tiếp. Cách tốt nhất để tránh bị lừa đảo qua mạng xã hội là kiểm tra kỹ xem người đó có thực sự là người mà họ nói hay không. Thường có các chỉ báo về điều này trên các nền tảng truyền thông xã hội nhất định, như dấu tick xanh trên Twitter và Facebook.
Phần mềm độc hại copy và paste
Phần mềm độc hại (malware) copy-và-paste là một cách để những kẻ lừa đảo âm thầm lấy cắp tiền của bạn. Loại phần mềm độc hại này sẽ chiếm đoạt dữ liệu từ khay nhớ tạm của bạn và nếu không cẩn thận, bạn sẽ gửi tiền trực tiếp cho những kẻ lừa đảo.
Để tránh kiểu lừa đảo này, bạn cần phải rất cẩn thận với bảo mật máy tính của mình. Hãy cảnh giác với các thư hoặc email đáng ngờ có thể chứa các tệp đính kèm bị nhiễm virus hoặc chứa các liên kết nguy hiểm. Hãy chú ý đến các trang web mà bạn truy cập và phần mềm bạn cài đặt trên thiết bị của mình. Bạn cũng nên xem xét cài đặt phần mềm chống vi-rút và quét các mối đe dọa thường xuyên. Điều quan trọng là luôn cập nhật hệ điều hành (OS) của thiết bị.
Ponzi và mô hình kim tự tháp
Ponzi và mô hình kim tự tháp vẫn là một trong những "chiêu trò" kinh điển nhất trong giới lừa đảo tài chính. Mô hình này hoạt động theo kiểu lấy tiền của nhà đầu tư mới để trả cho nhà đầu tư cũ. Khi kẻ củ mưu không còn có thể lôi kéo người chơi mới, toàn bộ trò chơi sẽ dừng lại.
Dự án OneCoin là điển hình cho kiểu lừa đảo tiền mã hóa bằng hình thức Ponzi này. Mô hình kim tự tháp lại là kiểu trả tiền cho các thành viên dựa trên số lượng thành viên mới mà họ thuyết phục đăng ký được. Khi không thể đăng ký thành viên mới, dòng tiền sẽ dừng lại.
Cách tốt nhất để tránh khỏi một trong hai trò lừa đảo trên là ttrực tiếp tìm hiểu về các đồng tiền mã hóa bạn muốn mua – bao gồm cả altcoin và Bitcoin. Nếu giá trị của tiền mã hóa hoặc quỹ Bitcoin hoàn toàn chịu ảnh hưởng bởi các nhà đầu tư hoặc thành viên mới tham gia, bạn có thể kết luận mình đã rơi vào mô hình Ponzi hoặc kim tự tháp.
Giả mạo các admin hỗ trợ cộng đồng
Giả mạo admin hỗ trợ cộng đồng là hình thức lừa đảo phổ biến nhất trong cộng đồng. Đặc biệt khi bạn mới tham gia, khi bạn đặt câu hỏi trong nhóm, lừa đảo sẽ luôn sẵn sàng nhắn tin cho bạn, yêu cầu chuyển tiền hoặc cung cấp thông tin cá nhân.
Hình thức lừa đảo này rất chuyên nghiệp và tinh vi, với việc sử dụng tên tương tự với các admin thật để tạo lòng tin, sau đó họ sẽ mời bạn chuyển tiền để đăng ký mua private trong các dự án, hứa hẹn rằng dự án này có thể tăng giá nhiều lần và không thể bỏ lỡ.
Dù admin của bất kỳ nhóm nào khác cũng đã nêu rõ rằng họ KHÔNG BAO GIỜ liên hệ trước, nhưng các thành viên mới vẫn rơi vào bẫy của lừa đảo.
Hãy nhớ, kiểm tra thật kỹ username của các admin, lưu lại danh bạ và đổi tên các admin theo ý của bạn để tránh bị lừa, các admin không bao giờ chủ động liên lạc, tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân hay private key cho bất cứ ai.
Tặng token/coin trên mạng xã hội
Hãy lưu ý đến các nhóm và người dùng trên mạng xã hội (Facebook, Telegram và Twitter) giả mạo để cung cấp quà tặng là các token có giá trị.
Bất cứ khi đọc được thông báo dạng “gửi 1 ETH đến địa chỉ này và nhận lại số tiền X” thì đó chắc chắn là lừa đảo. Nên nhớ không có bữa ăn nào là miễn phí, đặc biệt trong thị trường tiền mã hóa này!
Tổng kết
Cảnh báo về lừa đảo trong thị trường tiền mã hóa là rất quan trọng. Những người mới tham gia thị trường này thường dễ bị lừa. Vì vậy, hãy luôn cẩn thận và tìm hiểu kỹ về tiền mã hóa để bảo vệ tài sản của bạn.
Đặc biết hãy nhớ không chia sẻ 12 từ khóa bảo mật của ví của bạn với bất kỳ ai trên mạng. Hãy kiểm tra mọi vấn đề liên quan đến việc chuyển tiền một cách cẩn thận. Hãy thật tỉnh táo trước mọi hành động để có thể bảo vệ tài sản của bạn được an toàn.