- Chỉ báo RSI (Relative Strength Index) là một chỉ số sức mạnh tương đối, được giới thiệu vào năm 1978.
- Chỉ số RSI cung cấp cho các nhà giao dịch kỹ thuật các tín hiệu về đà tăng giá và giảm giá, và nó thường được vẽ bên dưới biểu đồ giá của một tài sản.
- Một tài sản thường được coi là mua quá mức khi chỉ số RSI trên 70 và bán quá mức khi nó ở dưới 30.
- Đường RSI cắt xuống dưới đường quá mua hoặc trên đường quá bán thường được các nhà giao dịch coi là tín hiệu mua hoặc bán.
Chỉ số RSI là gì?
Chỉ số sức mạnh tương đối (RSI) là một chỉ báo được sử dụng trong phân tích kỹ thuật dùng để đo tốc độ và mức độ thay đổi giá của tài sản trong thời gian gần nhất để đánh giá các điều kiện được định giá quá cao hoặc bị định giá thấp. Đây là một chỉ báo được phát triển bởi J. Welles Wilder Jr. và được giới thiệu trong cuốn sách nổi tiếng năm 1978 của ông.
Ngoài việc chỉ ra điều kiện định giá của tài sản, chỉ báo RSI cũng có thể chỉ ra các tài sản sẽ có xu hướng đảo chiều hoặc điều chỉnh giá. Nó có thể báo hiệu khi mua và bán.
Tại sao chỉ báo RSI quan trọng?
- Nhà giao dịch có thể sử dụng RSI để dự đoán hành vi giá của tài sản.
- Chỉ báo có thể giúp các nhà giao dịch xác thực xu hướng và đảo ngược xu hướng.
- RSI có thể chỉ ra tài sản mua quá mức và bán quá mức.
- Nó có thể cung cấp cho các nhà giao dịch ngắn hạn các tín hiệu mua và bán.
- Đó là một chỉ báo kỹ thuật có thể đượcf sử dụng cùng với các chỉ báo khác để hỗ trợ các chiến lược giao dịch.
Cách thức hoạt động của Chỉ báo RSI
Chỉ báo RSI so sánh sức mạnh của tài sản vào những ngày giá tăng và sức mạnh của tài sản vào những ngày giá đi xuống.
Công thức tính chỉ báo RSI:
RSI = 100 – [100 / ( 1 + (Thay đổi trung bình giá tăng / Thay đổi trung bình giá xuống) ) ]
RSI được hiển thị dưới dạng một biểu đồ đường trên thang điểm từ 0 đến 100. Theo truyền thống, chỉ số RSI từ 70 trở lên cho thấy tình trạng mua quá mức (bên mua chiếm ưu thế). Chỉ số từ 30 trở xuống cho biết tình trạng bán quá mức (bên bán chiếm ưu thế).
Số chu kỳ tiêu chuẩn để tính RSI ban đầu là 14 ngày. Ví dụ: hãy tưởng tượng thị trường đóng cửa cao hơn bảy trong số 14 ngày qua với mức tăng trung bình là 1%. Bảy ngày còn lại đều đóng cửa ở mức thấp hơn với mức lỗ trung bình -0,8%.
Phép tính đầu tiên cho RSI sẽ giống như phép tính mở rộng sau:
55.55=100−[100/ (1+(1%14)(0.8%14))]
Vẽ đồ thị RSI
Sau khi chỉ số RSI được tính toán, chỉ báo RSI có thể được vẽ bên dưới biểu đồ giá của tài sản, như được hiển thị bên dưới. Chỉ báo RSI sẽ tăng khi số lượng và quy mô của các ngày tăng giá tăng lên. Nó sẽ giảm khi số lượng và quy mô của các ngày giảm giá tăng lên.
Chỉ báo RSI có thể ở trong vùng quá mua trong thời gian dài khi tài sản đang trong xu hướng tăng. Chỉ báo này cũng có thể nằm trong vùng quá bán trong một thời gian dài khi cổ phiếu đang trong xu hướng giảm. Điều này có thể gây nhầm lẫn cho các nhà phân tích mới, nhưng học cách sử dụng chỉ báo trong bối cảnh xu hướng phổ biến sẽ làm rõ những vấn đề này.
Các loại chỉ báo RSI
Mặc dù như đề cập trước đó, khi chỉ số RSI dưới 30 thì nên mua vào và khi chỉ số RSI trên 70 thì nên bán ra. Tuy nhiên, nếu như vậy thì hiện tượng "đu đỉnh" sẽ không xảy ra.
Một cách đơn giản khác là sử dụng chỉ báo RSI là dựa vào mức 50. Trong một thị trường tăng, RSI thường dao động trong khoảng 40-90, với vùng từ 40-50 được coi là hỗ trợ. Trong một thị trường giảm, RSI thường dao động từ 10-60, với vùng từ 50-60 được coi là kháng cự.
Ngoài ra, còn có một số chỉ cách khác có thể áp dụng chỉ báo RSI. Cụ thể:
RSI phân kỳ thường
Đối với RSI phân kỳ thường, có 2 loại RSI, bao gồm: RSI phân kỳ tăng (Bullish Divergences) và RSI phân kỳ giảm (Bearish Divergences).
RSI phân kỳ tăng
Phân kỳ dương xảy ra khi đáy RSI trong chuỗi tăng giá tạo ra một đáy sau có giá trị cao hơn đáy trước đó (higher low), trong khi giá trong chuỗi tăng giá tạo ra một đáy sau có giá trị thấp hơn đáy trước đó (lower low).
Điều này cho thấy có xu hướng tăng và là dấu hiệu để bạn có thể mua vào hoặc mở một vị thế mua dài hạn (long position).
RSI phân kỳ âm
Phân kỳ giảm xảy ra khi đáy RSI trong chuỗi giảm giá tạo ra một đỉnh sau có giá trị thấp hơn đỉnh trước đó (lower high), trong khi giá trong chuỗi giảm giá tạo ra một đỉnh sau có giá trị cao hơn đỉnh trước đó (higher high).
Điều này có thể cho thấy xu hướng giảm và là dấu hiệu để bạn xem xét bán ra hoặc mở một vị thế bán ngắn (short position).
RSI phân kỳ kín
Đối với RSI phân kỳ kín, cũng có 2 loại chính là RSI phân kỳ kín tăng (Bullish hidden divergences) và RSI phân kỳ kín giảm (Bearish hidden divergences).
RSI phân kỳ kín tăng
Phân kỳ kín tăng xảy ra khi chỉ số RSI tạo đáy sau có giá trị thấp hơn đáy trước (lower low), trong khi giá tạo đáy sau có giá trị cao hơn đáy trước đó (higher low).
Khi nhận ra tín hiệu này, bạn sẽ biết rằng giá sẽ tiếp tục theo xu hướng tăng.
RSI phân kỳ kín giảm
Phân kỳ kín giảm được hình thành khi chỉ số RSI tạo đỉnh sau cao hơn đỉnh trước (higher high) và giá tạo ra đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước (lower high).
Đây là tín hiệu mà chỉ báo cúng cấp rằng giá sẽ tiếp tục xu hướng giảm.
Hướng dẫn sử dụng thiết lập chỉ số RSI trên TradingView
Tradingview là một công cụ hữu ích giúp bạn phân tích kỹ thuật một cách dễ dàng. Hiện nay, các hình mô phỏng này đều có sẵn trên Tradingview.
Bước 1: Tạo một tài khoản Tradingview và chọn cặp giao dịch
Bước 2: Chọn loại tài sản bạn muốn giao dịch
Bạn chọn loại tài sản bạn mua giao dịch bằng cách điền tên hoặc mã của nó vào ô Search Ticker phía trên cùng. Ở đây mình chọn là Bitcoin để giao dịch.
Sau khi đã chọn thì bạn nhấn vào nút Full featured chart để có thể dùng các chức năng của nó
Bước 3: Vẽ đường RSI
Bạn chọn Indicators hoặc bấm nút “/“. Tiếp đến bạn search RSI rồi tìm tới Relative Strength Index. Bạn chỉ cần click vào đấy là xong.
Hạn chế của chỉ báo RSI
Chỉ báo RSI so sánh động lượng giá tăng và giá giảm, đồng thời hiển thị kết quả trong một bộ dao động được đặt bên dưới biểu đồ giá. Giống như hầu hết các chỉ báo kỹ thuật, tín hiệu của nó đáng tin cậy nhất khi chúng phù hợp với xu hướng dài hạn.
Các tín hiệu đảo ngược thực sự rất hiếm và có thể khó phân biệt với các báo động giả. Ví dụ, một kết quả tăng giả sẽ là một sự giao nhau trong xu hướng tăng giá, sau đó là sự sụt giảm đột ngột của một tài sản. Tín hiệu giảm giả sẽ là tình huống có sự giao nhau trong xu hướng giảm giá, nhưng tài sản đột nhiên tăng tốc đi lên.
Vì chỉ báo hiển thị động lượng nên nó có thể ở trạng thái quá mua hoặc quá bán trong một thời gian dài khi một tài sản có động lượng đáng kể theo cả hai hướng. Do đó, chỉ báo RSI hữu ích nhất trong thị trường dao động (phạm vi giao dịch), trong đó giá tài sản xen kẽ giữa các chuyển động tăng và giảm.
Lời kết
Một số nhà giao dịch coi đó là tín hiệu mua nếu chỉ số RSI của chứng khoán di chuyển xuống dưới 30. Điều này dựa trên ý tưởng rằng chứng khoán đã bị bán quá mức và do đó sẵn sàng phục hồi.
Tuy nhiên, độ tin cậy của tín hiệu này sẽ phụ thuộc một phần vào bối cảnh tổng thể. Nếu chứng khoán rơi vào một xu hướng giảm đáng kể, thì nó có thể tiếp tục giao dịch ở mức quá bán trong một thời gian khá dài. Các nhà giao dịch trong tình huống đó có thể trì hoãn việc mua cho đến khi họ thấy các chỉ báo kỹ thuật khác xác nhận tín hiệu mua của họ.
Do đó, chỉ báo cũng chỉ là một công cụ trợ giúp trong giao dịch nên chúng ta không nên tin tưởng tuyệt đối 100% vào nó. Đặc biệt là chi chúng ta chỉ sử dụng một chỉ báo duy nhất.