Chỉ số CPI thường xuyên được nhắc đến trong những tin tức về kinh tế bởi chỉ số này rất quan trọng với cả một quốc gia, cho thấy nền kinh tế có đang khỏe mạnh hay không. Vậy chúng ta cùng tìm hiểu ý nghĩa và cách tính chỉ số CPI ở dưới bài viết này nhé!

Chỉ số CPI là gì?

Chỉ số CPI (Consumer Price Index) là chỉ số tiêu dùng được sử dụng để đo lường và tính toán số tiền trung bình một người dân dùng để mua hàng hóa và dịch vụ thiết yếu. CPI tính theo đơn vị phần trăm (%), biểu hiện cho sự tăng lên hay giảm xuống của giá cả hàng hóa trong một khoảng thời gian nhất định.

Giỏ hàng hóa và dịch vụ được dùng để tính chỉ số CPI bao gồm: Thực phẩm, đồ uống, nhà ở, quần áo, giáo dục, truyền thông, phương tiện di chuyển, giải trí, y tế và những mặt hàng thiết yếu khác.

CPI cho thấy mức độ biến động của giá bán lẻ các loại hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng thiết yếu thường xuyên xuất hiện trong sinh hoạt của người dân.

Dựa vào chỉ số này, nhà kinh tế học có thể theo dõi sự thay đổi chi phí sinh hoạt của người dân theo các tháng, năm và có kế hoạch điều chỉnh chính sách phù hợp, kiểm soát giá cả.

Hiểu đơn giản hơn, CPI cho bạn biết giá cả hàng hóa đang tăng lên bao nhiêu % so với trước. Đơn vị tính chỉ số CPI thường dùng là %. Chỉ số này được dùng để đo lường chi phí ở nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm:

  • Thực phẩm và đồ uống.
  • Nhà ở.
  • Quần áo.
  • Phương tiện vận chuyển.
  • Giáo dục, truyền thông.
  • Giải trí.
  • Dịch vụ y tế.
  • Hàng hóa, dịch vụ khác.
Chỉ số CPI là gì?
Chỉ số CPI là gì?

Ý nghĩa của chỉ số giá tiêu dùng CPI

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) là một chỉ số kinh tế quan trọng được sử dụng để đo lường lạm phát, là sự gia tăng chung của giá cả trong một nền kinh tế. Lạm phát có thể gây ra một số tác động tiêu cực cho nền kinh tế, chẳng hạn như làm giảm sức mua của người tiêu dùng và làm tăng chi phí sản xuất.

Chỉ số CPI có ý nghĩa quan trọng đối với các nhà hoạch định chính sách, doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Ý nghĩa đối với các nhà hoạch định chính sách

Các nhà hoạch định chính sách sử dụng chỉ số CPI để đánh giá mức độ lạm phát và đưa ra các chính sách kinh tế phù hợp. Ví dụ, nếu chỉ số CPI tăng cao, các nhà hoạch định chính sách có thể tăng lãi suất để làm chậm tốc độ tăng giá.

Ý nghĩa đối với doanh nghiệp

Doanh nghiệp sử dụng chỉ số CPI để tính toán chi phí sản xuất và giá bán sản phẩm. Khi chỉ số CPI tăng, doanh nghiệp có thể phải tăng giá bán sản phẩm để bù đắp cho chi phí tăng lên.

Ý nghĩa đối với người tiêu dùng

Người tiêu dùng sử dụng chỉ số CPI để đánh giá mức độ thay đổi giá cả của các mặt hàng tiêu dùng. Khi chỉ số CPI tăng, người tiêu dùng có thể phải chi nhiều tiền hơn cho các mặt hàng tiêu dùng.

Những rủi ro khi tính toán chỉ số giá tiêu dùng CPI

Việc tính toán chỉ số CPI sẽ không đảm bảo chính xác 100% bởi nhiều nguyên nhân như: Thị trường luôn xuất hiện các mặt hàng mới mà CPI chưa kịp cập nhật, giá cả thị trường luôn biến động không ngừng trong khi giá trong giỏ hàng ít thay đổi khiến CPI có thể phản ánh giá cao hơn thực tế.

Bên cạnh đó, CPI cũng không thể hiện chất lượng của hàng hóa cũng không phản ánh chính xác số liệu của người dân thành thị hay nông thôn, mức thu nhập của người dân.

Tác động của chỉ số CPI đối với tình hình kinh tế chung

Khi chỉ số giá tiêu dùng giảm thì giá trị giỏ hàng hóa cố định hay giá cả hàng hóa/ dịch vụ giảm. Trong trường hợp này, nếu thu nhập của người dân không thay đổi, thì họ sẽ có cơ hội cải thiện và nâng cao chất lượng đời sống hằng ngày do có thể mua được nhiều hàng hóa hơn, sử dụng được nhiều dịch vụ hơn.

Ngược lại, khi chỉ số tiêu dùng tăng cho thấy giá các sản phẩm đang tăng lên, mọi thứ đắt đỏ hơn, điều này gây ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống của người dân. Với mức thu nhập không thay đổi, họ sẽ phải chi trả nhiều tiền hơn hơn để mua nhu yếu phẩm, do đó sẽ phải cắt bớt một số khoản cần thiết để tiết kiệm chi phí.

Công thức tính chỉ số CPI

Để tính được chỉ số giá tiêu dùng, nhà nghiên cứu kinh tế cần phải khảo sát thị trường để xác định giá cả các mặt hàng và dịch vụ thiết yếu, tiêu biểu mà người dân thường hay mua trong một thời gian cố định. Tiếp đến, tính toán chi phí người dân phải bỏ ra khi mua giỏ hàng hóa, dịch vụ đó từ đó tính chỉ số CPI theo công thức sau:

Cách tính chỉ số CPI
Cách tính chỉ số CPI

Mối qua hệ giữa CPI và lạm phát

Chỉ số CPI và lạm phát có tính tương đồng với nhau và liên quan mật thiết với nhau. Khi chỉ số giá tiêu dùng tăng thì hàng hóa, dịch vụ trên thị trường tăng lên thì lạm phát cũng tăng. Người có thu nhập thấp chính là đối tượng chịu ảnh hưởng tác động mạnh mẽ khi CPI tăng. Bởi lương của họ không thay đổi, giá hàng hóa tăng cao nên sẽ giảm mua vào.

Ngoài ra khi chỉ số CPI thấp, giá cả hàng hóa giảm thì kéo theo lạm phát âm. Đây còn gọi là giảm phát. Lúc này những người có thu nhập thấp sẽ có điều kiện hơn để mua được nhiều hàng hóa hơn bình thường.

Kết luận

Qua những thông tin về chỉ số giá tiêu dùng CPI được trình bày trong bài viết ở trên, chắc hẳn bạn có thể hiểu rõ về chỉ số quan trọng của nền kinh tế và nắm bắt được cách tính chỉ số CPI rồi phải không?

Cám ơn các bạn đã xem hết bài viết, hãy tiếp tục theo dõi Cafebit để cập nhật thêm những kiến thức về đầu tư, kinh tế, crypto và cùng khám phá thêm nhiều doanh nhân, doanh nghiệp nổi tiếng khác ở bài viết tiếp theo các bạn nhé!