Đôi nét về tổ chức CFTC
Ủy ban giao dịch hàng hóa tương lai (viết tắt: CFTC) là một cơ quan liên bang độc lập của Mỹ được thành lập theo Đạo luật Ủy ban giao dịch hàng hóa tương lai năm 1974 quy định hoạt động các thị trường hàng hóa tương lai và quyền chọn.
Mục tiêu của tổ chức bao gồm thúc đẩy thị trường tương lai cạnh tranh và hiệu quả hơn đồng thời bảo vệ các nhà đầu tư chống lại sự thao túng, lạm dụng và gian lận trong thương mại.
CFTC đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết thị trường tài chính. Nếu không có qui định và những tổ chức điều chỉnh thị trường này, những người tham gia thị trường có thể bị lừa bởi những cá nhân vô đạo đức, thao túng giá cả và mất niềm tin vào thị trường vốn.
Điều này có thể làm cho thị trường vốn không phân bổ các nguồn tài chính hiệu quả cho các nhà sản xuất và hoạt động kinh tế đang cần nhất. Nó gây bất lợi cho các nhà đầu tư, người tiêu dùng và xã hội.
Chủ tịch CFTC Rostin Behnam tuyên bố Bitcoin là hàng hóa
Sự sụp đổ FTX sẽ đẩy nhanh việc thúc đẩy giám sát tiền điện tử, Behnam đã nhân cơ hội này để tranh luận về luật phù hợp nhằm chống lại những cạm bẫy của thị trường tiền điện tử không được kiểm soát.
Vào tháng 5, chủ tịch CFTC cho biết trong một cuộc phỏng vấn với CNBC rằng ông coi cả Bitcoin và Ethereum đều phù hợp để được coi là hàng hóa. Behnam cũng cho biết “rất nhiều” các token khác phù hợp với danh mục hàng hóa.
Ông kêu gọi các nhà chức trách phân tích mọi loại tiền điện tử token, phân loại từng loại thành hàng hóa hoặc chứng khoán. Sau đó, giao quyền đại lý cho Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch (SEC) đối với các token được chỉ định là chứng khoán và cho CFTC đối với những token được chỉ định là hàng hóa.
Chủ tịch CFTC và vụ bê bối của FTX
Trong phiên điều trần đầu tiên của quốc hội, với mục tiêu chính là xem xét sự thất bại của FTX, các thành viên của Ủy ban Nông nghiệp Thượng viện có khả năng sẽ gây sức ép với Rostin Behnam, Chủ tịch Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai CFTC, vì đã không làm hết chức trách và khả năng của mình, ngăn chặn sự sụp đổ của FTX.
Trước đây Behnam từng lên tiếng bảo vệ luật được cả cựu CEO FTX Sam Bankman - Fieed ủng hộ cho rằng nếu cơ quan của ông giành được quyền kiểm soát thị trường spot, họ sẽ sớm bảo vệ các nhà đầu tư và chế ngự các tác nhân xấu tốt hơn.
Thượng viện Mỹ đang xây dựng một dự luật nhằm trao quyền và vạch ra đường hướng cho CFTC định đoạt thị trường tiền mã hóa. Dự luật đến hôm nay vẫn đang trong giai đoạn phác thảo và tinh chỉnh, chứ chưa được chính quyền thông qua chính thức.
Nhóm tác giả hai thượng nghị sĩ Debbie Stabenow (D-Mich.) và John Boozman (R-Ark) vẫn đang ráo riết hoàn thiện Đạo luật bảo vệ người tiêu dùng hàng hóa số (DCCPA), sau vụ bê bối FTX gây ra nhiều hệ lụy đau thương.
Thậm chí cả Behnam người trước đây là trợ lý hàng đầu của Stabenow và FTX từng là fan cuồng của dự luật, bất chấp điều khoản gây bất lợi cho cộng đồng DeFi. Họ đều ca ngợi đề xuất cung cấp cho CFTC nhiều công cụ hơn để điều chỉnh hàng hóa kỹ thuật số và là một bước quan trọng trong việc củng cố cơ quan quản lý của chính phủ liên bang đối với ngành.
Chủ tịch SEC Gary Gensler cho biết ông hy vọng cơ quan của mình sẽ là cơ quan quản lý chính vì ông coi hầu hết các token, tiền mã hóa là chứng khoán.
Ông cho biết thêm ngành công nghiệp tiền điện tử cần phải quyết liệt bảo vệ nhà đầu tư và giáo dục kiến thức cho mọi người để tránh một kịch bản tương tự như FTX.
Chủ tịch CFTC cũng đưa ra ý kiến về các giao thức tài chính phi tập trung. Ông bày tỏ lo ngại công nghệ này đã tạo ra một khoảng cách giữa cơ quan quản lý và công ty được cấp phép.
“Phải thiết lập rõ ràng mối quan hệ giữa cơ quan quản lý và thực thể hoặc tổ chức. Cơ quan quản lý cần biết điều gì đang xảy ra, cho dù con người hay mã code đang điều hành một tổ chức cũng cần hiểu rõ các giao dịch với khách hàng đang diễn ra như thế nào”.
Đầu tháng này, SEC đã kêu gọi các nhà hoạch định chính sách lấy thất bại của FTX làm mẫu cho thị trường và phối hợp với Bộ Tư pháp mở rộng điều tra sàn. Trong sáng nay, Hạ viện Mỹ cũng vừa chốt lịch xem xét vụ phá sản của FTX vào ngày 13/12 tới.
Kết luận
Trong khi CFTC chưa muốn thừa nhận các sản phẩm cryptocurrency là hàng hoá (ngoại trừ Bitcoin) thì SEC rất khẳng khái muốn kết luận các sản phẩm này là Chứng khoán, và mong muốn cơ quan chủ quản của mình được “cầm trịch” thị trường.
Riêng với SEC, Luật chứng khoán liên bang được thiết kế chủ yếu để giảm sự bất đối xứng thông tin giữa các tổ chức phát hành chứng khoán và công chúng đầu tư.