"Chart có thể vẽ, News có thể mua, nhưng On-chain không thể Fake” Đây là một câu nói thể hiện tầm quan trọng của dữ liệu On-chain một cách rõ nét nhất. Vậy dữ liệu on-chain là gì? Phân tích on-chain có quan trọng như nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để tìm hiểu về On-chain nhé.

Dữ liệu on-chain là gì?

Dữ liệu On-chain bao gồm thông tin của tất cả các giao dịch đã xảy ra trên một mạng Blockchain nhất định. Thông qua đó, dữ liệu này sẽ công khai minh bạch các giao dịch cũng như những người chơi trên thị trường đang có những hành động gì, đang có động thái bán chốt lời hay mua thêm vào để tích lũy thêm số lượng coin nắm giữ.

Các dữ liệu này có thể là:

  • Dữ liệu về Block (Phí gas, miner, time,...).
  • Dữ liệu về Giao dịch (contract ví, số lượng token giao dịch,...).
  • Hành động tương tác với Smart contract (tham gia bỏ phiếu quản trị, thêm thanh khoản,...). Vì blockchain là nền tảng phi tập trung, hoạt động dựa trên rất nhiều node. Với số lượng node khá lớn, dữ liệu không giới hạn, nên không ai có thể thao túng, sửa đổi dữ liệu trên blockchain. Chính vì vậy, dữ liệu on-chain là những dữ liệu trung thực và rõ ràng nhất.
Dữ liệu on-chain là gì?
Dữ liệu on-chain là gì?

Tại sao cần phải phân tích dữ liệu On-chain?

Phân tích on-chain sẽ giúp chúng ta có được thông tin chính xác và khách quan vì công nghệ blockchain được xây dựng để hướng tới sự minh bạch trong thông tin. Đồng thời các thông tin trên blockchain rất khó để xâm nhập và sửa đổi nên chúng ta có thể tin cậy vào loại thông tin này.

Nhờ các thông tin này mà chúng ta sẽ theo dõi được những hành vi của các người chơi khác trên thị trường rằng họ có động thái gì với từng hành động giá tăng, giảm cụ thể. Đặc biệt là các hoạt động của cá voi (whale) những người sở hữu nhiều nguồn lực về tài chính và thông tin để thao túng thị trường.

Do đó, theo dõi hành vi của cá voi bằng on-chain và hành động hợp lý có thể sẽ giúp các bạn trở thành “số ít” chiến thắng trong thị trường.

Và on-chain cũng là 1 công cụ phân tích giúp chúng ta có thể dự phóng thị trường đang diễn ra như thế nào và đưa ra được những quyết định đầu tư của mỗi cá nhân.

Các bạn hãy nhớ rằng:

  • Biểu đồ kỹ thuật chúng ta có thể được “VẼ” ra bởi những cá voi.
  • Tin tức cũng có thể được “mua” bởi những cá voi
  • Nhưng dữ liệu on-chain thì không thể làm “giả” được.

Tầm quan trọng của việc phân tích on-chain

Dữ liệu on-chain minh bạch và chính xác

Dữ liệu on-chain về blockchain và crypto là minh bạch. Chính vì vậy, dựa trên các dữ liệu này, các nhà phân tích/trader có thể đưa ra nhận định về xu hướng thị trường và blockchain đó cụ thể nhất. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư dựa vào phân tích on-chain sẽ ra vào lệnh một cách logic hơn thay vì chỉ tham khảo biểu đồ giá và tin tức thị trường.

Dữ liệu on-chain mang tính realtime

Tất cả các hoạt động của người dùng trên blockchain đều được lưu trữ và cập nhật theo realtime. Đặc biệt là các dữ liệu về hoạt động của "cá voi"/"cá mập" - holder có số lượng tài sản tiền điện tử lớn.

Đưa ra nhận định về biến động thị trường

Một trong những sự kiện biến động thị trường lớn nhất là vào ngày 12/3/2020, khi BTC bỗng dưng giảm đến 52%. Lúc bấy giờ, không một nhà phân tích kỹ thuật nào có thể dự đoán trước được điều này. Tuy nhiên, nếu nhìn vào dữ liệu on-chain, chúng ta có thể biết được biến động của BTC trong tương lai gần.

Phân tích hành vi của các nhà đầu tư

Nhờ vào việc nhận định hành vi của các nhà đầu tư qua dữ liệu on-chain, các trader không chỉ nâng cao chiến lược, mà còn dự đoán tốt về hướng đi của thị trường.

Ví dụ: Bằng cách tính số lượng địa chỉ đang hoạt động và số lượng giao dịch của một loại tiền điện tử, các nhà đầu tư tiền điện tử có thể dự đoán liệu sự quan tâm đến tiền điện tử đó sẽ tăng hay giảm. Nếu số lượng địa chỉ ví và giao dịch đang hoạt động tăng mạnh, điều đó thường tương quan với giá tiền điện tử tăng.

Những lưu ý khi phân tích on-chain

  • Nhà đầu tư/phân tích nên tìm kiếm những dữ liệu on-chain mới nhất và đáng tin cậy trên các website chính thống của blockchain đó hoặc các website on-chain nổi tiếng. Vì dữ liệu on-chain cần đầy đủ thì mới đưa ra nhận xét chính xác được.
  • Phân tích on-chain đối với những bạn mới sử dụng thì sẽ khá khó và cần kiên trì để nghiên cứu. Khi bạn sẽ tích lũy đầy đủ kiến thức và kinh nghiệm thì mới có những góc nhìn đa chiều để đánh giá và dự phòng được chính xác từ các thông tin thu thập được.
  • Hiện tại trên thị trường có rất nhiều nền tảng cung cấp dữ liệu on-chain và sẽ có những bên cung cấp số liệu không chính xác. Vì vậy các bạn cần đánh giá và đối chiếu thông tin từ nhiều nguồn để đánh giá được chính xác nhất.
  • Bạn không nên chỉ quan sát và tham khảo những dữ liệu on-chain từ các dự án. Các dự án có thể công bố dữ liệu không hoàn toàn chuẩn vì có thể họ muốn làm Marketing cho dự án nên chúng ta cần đối chiếu lại trên các Explorer của blockchain nền tảng Dapp đó.
  • Việc phân tích on-chain chúng ta cần cập nhật thường xuyên vì thị trường thay đổi liên tục đặc biệt là thị trường Crypto này biến động lớn hơn các thị trường tài chính khác.

Nền tảng được dùng để phân tích on-chain

Hiện nay có khá nhiều nền tảng cung cấp các chỉ số on-chain cho các nhà đầu tư dễ dàng sử dụng như:

Các trình duyệt Explorer của blockchain nền tảng đó. Ví dụ ETH - Etherscan, BSC - BscScan, SOL - Solscan,…
CryptoQuant, Glassnode: cung cấp dữ liệu on-chain của Bitcoin, Ethereum, stablecoin và một số altcoin lớn,…
Whalebot Alert: đây là bot trên telegram cảnh báo những biến động on-chain mạnh từ cá voi.
Ngoài ra còn một số nền tảng khác như Dappradar, Dune Analytic, IntoTheBlock, Anyblock, Dapp.com, Elementus, Alethio,…

Top 5 chỉ số on-chain quan trọng của BTC

  • Exchange Reserve (lượng dự trữ trên sàn).
  • Exchange Inflow (lượng BTC được nạp vào sàn).
  • Exchange Outflow (lượng BTC rút ra bên ngoài).
  • Exchange Netflow (so sánh In & Out).
  • Exchange Inflow Top 10 (chuyển động nạp của các ví lớn).

Kết luận

Phân tích dữ liệu on-chain sẽ giúp các nhà đầu tư đưa ra quyết định chính xác và hợp lý hơn khi đầu tư cũng như dự đoán thị trường. Mong rằng, qua bài viết này các bạn sẽ hiểu hơn về dữ liệu on-chain. Từ đó, chọn cho mình các công cụ phân tích on-chain, phương pháp trực quan dữ liệu hiệu quả, phù hợp cho từng bước đi của mình trong thị trường Crypto. Chúc các bạn luôn bơi cùng cá mập nhé.