FED là gì?
FED (Federal Reserve System) hay còn gọi là Cục dự trữ Liên bang, là Ngân hàng Trung ương Mỹ, được thành lập từ ngày 23/12/1913. FED được ký bởi tổng thống Woodrow Wilson theo đạo luật mang tên “Federal Reserve Act” nhằm duy trì chính sách tiền tệ linh hoạt, ổn định và an toàn cho nước Mỹ.
FED hoàn toàn độc lập và không bị phụ thuộc hay tác động bởi chính phủ Hoa Kỳ. Đây là tổ chức duy nhất trên thế giới được phép in tiền USD (đô la Mỹ).
Chính vì vậy FED là cơ quan có vai trò quan trọng trong việc hoạch định cũng như điều chỉnh chính sách tiền tệ. Việc FED thay đổi về lãi suất, lượng cung tiền sẽ tác động trực tiếp đến thị trường và nhà đầu tư.
Cơ cấu hệ thống dự trữ liên bang 'Mỹ'
FED bao gồm một số cơ sở tài chính quan trọng của nhà nước và tư nhân. Hệ thống Dự trữ Liên bang có cơ cấu tổ chức gồm các thành phần chính sau đây:
- Hội đồng Thống đốc bao gồm 7 thành viên, nhiệm kỳ 14 năm, do Tổng thống Hoa Kỳ chỉ định.
- Ủy Ban Thị Trường Mở Liên Bang (FOMC)
- Các ngân hàng của FED gồm có 12 Ngân hàng Dự trữ Liên bang khu vực, được đặt ở các thành phố lớn
- Các ngân hàng thành viên
Nhiệm vụ của Cục dự trữ liên bang Mỹ là gì?
Theo thời gian, cấu trúc của FED đã thay đổi cùng với các nhiệm vụ của tổ chức cũng được mở rộng. Vai trò chính sách tiền tệ được FED nêu rõ trong Đạo luật Dự trữ Liên bang, đã sửa đổi năm 1977 với các nhiệm vụ chính sau đây:
- Thực thi các chính sách tiền tệ quốc gia bằng cách tạo việc làm cho người dân Hoa Kỳ, ổn định giá cả và điều chỉnh lãi suất phù hợp cho dài hạn.
- Duy trì ổn định cho nền kinh tế cũng như kiểm soát rủi ro hệ thống có khả năng phát sinh trên thị trường tài chính. Bình ổn giá cả sản phẩm, dịch vụ nhằm khuyến khích tăng trưởng kinh tế.
- Giám sát tổ chức ngân hàng đồng thời đảm bảo hệ thống an toàn tài chính, quyền tín dụng của người dân một cách vững vàng.
- Cung cấp dịch vụ tài chính cho các tổ chức chính thức nước ngoài, tổ chức quản lý tài sản có giá trị và chính phủ Hoa Kỳ. FED cũng đóng vai trò then chốt trong việc vận hành hệ thống chi trả quốc gia.
Lãi suất FED hiện nay
Hiện nay, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đang đẩy mạnh việc tăng lãi suất để kiềm soát lạm phát. Điều này cảnh báo nguy cơ suy thoái nền kinh tế ngày càng gia tăng. Khi FED tăng lãi suất có thể làm đình trệ các hoạt động kinh tế của quốc gia.
Tuy nhiên, hiện tại nền kinh tế Mỹ vẫn có một bệ đỡ khá vững vàng để suy thoái nếu xảy ra thì cũng sẽ ở mức độ nhẹ và trong một thời gian ngắn. Fed nâng lãi suất cơ bản 0,25%, mức tăng thấp nhất trong gần 1 năm. VOV.VN - Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) ngày 1/2 đã nâng mức lãi suất cơ bản thêm 0,25% lên biên độ 4,5% - 4,75%. Đây là đợt tăng lãi suất đầu tiên trong năm 2023 và là mức tăng thấp nhất kể từ tháng 3/2022.
Vì sao FED lại có tầm ảnh hưởng mạnh mẽ đến nền kinh tế thế giới?
Đây là tổ chức duy nhất trên thế giới được phép in tiền USD (đô la Mỹ). Chính vì vậy FED là cơ quan có vai trò quan trọng trong việc hoạch định cũng như điều chỉnh chính sách tiền tệ. Việc FED thay đổi về lãi suất, lượng cung tiền sẽ tác động trực tiếp đến thị trường và nhà đầu tư.
Chúng ta đều biết rằng đồng Đô la Mỹ là một đồng tiền có sức ảnh hưởng lớn, gắn liền với tất cả các lĩnh vực kinh tế trên thế giới và trở thành đồng tiền chung cho rất nhiều giao dịch quốc tế.
Vậy nên, FED chính là cơ quan duy nhất có quyền phát hành đồng tiền này, cũng như là điều chỉnh lãi suất của nó. Với 3 công cụ: điều chỉnh lãi suất, mua bán trái phiếu chính phủ và quyết định lượng tiền mặt dự trữ, những chính sách mà FED đưa ra đều tác động đến tình kinh tế, tài chính của thế giới.
Vì thế, các nhà đầu tư Forex đều nên cập nhật các bản tin lãi suất của Ngân hàng trung ương (Mỹ), bởi vì các tin tức từ bản tin này sẽ tạo nên các biến động của thị trường.
Bằng việc nắm được các thông tin bạn sẽ có thể tránh được những rủi ro và chớp lấy các cơ hội đầu tư từ những biến động. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi để cập nhật tin tức mới từ thị trường nhé.