Lợi tức là một thuật ngữ phổ biến trong lĩnh vực kinh tế, tài chính, kinh doanh. Nếu bạn đang trong hoạt động đầu tư, nhất định phải hiểu rõ các khái niệm lợi tức là gì, phân biệt các loại lợi tức khác nhau và tác động của lợi tức lên hoạt động kinh doanh như thế nào để đầu tư hiệu quả nhất. Vì vậy hãy theo dõi hết bài viết dưới đây để cùng tìm hiểu kỹ hơn nhé.
Lợi tức là gì?
Lợi tức là khoản lợi nhuận (lãi, lời) nhận về khi thắng lợi trong đầu tư hay kinh doanh, hoặc cũng có thể là tiền lãi thu được từ việc cho vay và gửi tiết kiệm tại ngân hàng. Như vậy tùy từng trường hợp mà lợi tức sẽ có tên gọi khác nhau.
Theo đó, trong đầu tư chứng khoán, lợi tức có thể gọi là cổ tức. Trong tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi kỳ hạn, nó gọi là lãi hay tiền lãi. Còn trong các hoạt động đầu tư kinh doanh khác, lợi tức có thể gọi là lợi nhuận, tiền lời…
Ý nghĩa của lợi tức đối với doanh nghiệp
Lợi tức đóng vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp vì chỉ tiêu này rất có ý nghĩa trong việc đánh giá hiệu suất kinh doanh và tạo động lực cho sự phát triển của doanh nghiệp. Dưới đây là một số vai trò cơ bản của lợi tức trong doanh nghiệp:
- Đo lường hiệu quả kinh doanh: Một số hoạt động tài chính của doanh nghiệp như chứng khoán, cổ phiếu, trái phiếu… Lợi tức sẽ là kênh quan trọng để doanh nghiệp đánh giá hiệu quả của các chiến lược kinh doanh và quyết định đầu tư.
- Thể hiện lợi nhuận của doanh nghiệp: Lợi tức biểu trưng cho phần lợi thu được từ các hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ.
- Xác định khả năng sinh lời: Đây là chỉ tiêu để doanh nghiệp xác định được khoản lợi nhuận dựa trên vốn đầu tư ban đầu.
- Điều kiện cần và đủ để doanh nghiệp phát triển: Lợi tức cung cấp nguồn tài chính cho doanh nghiệp và được sử dụng để đầu tư vào mở rộng sản xuất, mở rộng thị trường… Thêm vào đó, việc có đủ nguồn tài chính sẽ giúp doanh nghiệp tăng cường khả năng cạnh tranh và mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh.
- Thu hút đầu tư: Lợi tức cao và ổn định là yếu tố quan trọng để thu hút đầu tư. Các nhà đầu tư thường tìm kiếm cơ hội sinh lợi lớn từ việc đầu tư vào các doanh nghiệp có khả năng sinh lợi cao và bền vững.
Vai trò của lợi tức với các nhà đầu tư
- Là yếu tố quan trọng để quyết định đầu tư: Lợi tức là một yếu tố quan trọng mà các nhà đầu tư xem xét khi quyết định đầu tư vào một tài sản nào đó. Lợi tức cao thường được coi là một dấu hiệu tốt, cho thấy tiềm năng sinh lời của tài sản đó. Tuy nhiên, nhà đầu tư cũng cần lưu ý đến các yếu tố khác như rủi ro khi đầu tư để đưa ra quyết định sáng suốt.
- So sánh hiệu quả đầu tư: Lợi tức có thể được sử dụng để so sánh hiệu quả đầu tư của các tài sản khác nhau. Ví dụ, nếu một nhà đầu tư đầu tư 10 triệu đồng vào cổ phiếu A và thu được 1 triệu đồng lãi trong một năm, thì lợi tức của khoản đầu tư đó là 10%. Nếu một nhà đầu tư khác đầu tư 10 triệu đồng vào cổ phiếu B và thu được 1,5 triệu đồng lãi trong một năm, thì lợi tức của khoản đầu tư đó là 15%. Trong trường hợp này, cổ phiếu B có lợi tức cao hơn cổ phiếu A, do đó, cổ phiếu B được coi là một khoản đầu tư tốt hơn.
Các loại lợi tức phổ biến nhất hiện nay
Trên thị trường kinh doanh hiện nay, tồn tại 4 loại lợi tức chính, bao gồm:
Lợi tức theo chiết khấu của ngân hàng
Là loại lợi tức được tính dựa trên lãi suất chiết khấu của ngân hàng. Lãi suất chiết khấu là lãi suất mà ngân hàng tính cho khách hàng khi vay tiền. Lợi tức theo chiết khấu của ngân hàng thường được sử dụng để tính toán giá trị hiện tại của một khoản tiền trong tương lai.
Ta có công thức sau:
Trong đó:
- YBD: Lợi tức tính theo chiết khấu ngân hàng
- D: Giá trị chiết khấu (chênh lệch giữa giá bán ra và giá mua vào)
- F: Mệnh giá (giá bán trái phiếu ra)
- t: Số ngày còn lại đến thời điểm đáo hạn
Ví dụ: Bạn mua trái phiếu kho bạc với mệnh giá là 300 nghìn đồng, giá mua vào là 200 nghìn đồng. Thời điểm trái phiếu đáo hạn là sau 300 ngày. Khi đó, khoản lợi tức mà bạn thu được sẽ là:
[(300.000 – 200.000)/300.000] x (360/300) = 0,4 = 4%.
Lợi tức theo thời gian nắm giữ
Là loại lợi tức được tính dựa trên thời gian nắm giữ khoản đầu tư. Loại lợi tức này thường được sử dụng để tính toán lợi nhuận của các khoản đầu tư như cổ phiếu, trái phiếu, bất động sản,...
Công thức cụ thể:
Trong đó:
- HYP: Lợi tức theo thời gian nắm giữ
- P1: Số tiền nhận được khi đáo hạn
- P0: Giá mua của khoản đầu tư
- D1: Số tiền lãi được nhận
Ví dụ: A mua 100 triệu đồng tiền cổ phiếu của công ty X vào năm 2021. Đến năm 2022, công ty X chia cổ tức cho A là 5 triệu đồng. Năm 2023, A quyết định bán số cổ phiếu này đi với giá là 120 triệu đồng. Như vậy, khoản lợi tức theo thời gian nắm giữ mà A nhận được sẽ là:
(120 – 100 + 5)/100 = 0.25 = 25%.
Lợi tức theo hiệu quả năm
Là loại lợi tức được tính dựa trên lợi nhuận của một khoản đầu tư trong một năm. Loại lợi tức này thường được sử dụng để so sánh hiệu quả của các khoản đầu tư khác nhau.
Công thức tính lợi tức theo hiệu dụng năm:
Trong đó:
- EAY: Lợi tức theo hiệu dụng năm
- HPY: Lợi tức nhận được trong quá trình đầu tư
- t: Số ngày còn lại đến thời điểm đáo hạn
Ví dụ: Bạn mua 100 triệu đồng tiền cổ phiếu của công ty X với mức chi trả cổ tức là 6%/năm. Bạn dự định bán số cổ phiếu này ra trong 300 ngày tới. Vậy lợi tức theo hiệu dụng năm bạn nhận được là:
(1+6%)^(365/300) – 1 = 7.35%.
Lợi tức theo thị trường tiền tệ
Là loại lợi tức được tính dựa trên lãi suất thị trường tiền tệ. Lãi suất thị trường tiền tệ là lãi suất mà các ngân hàng thương mại tính cho nhau khi cho vay ngắn hạn. Loại lợi tức này thường được sử dụng để tính toán lãi suất tiền gửi, lãi suất cho vay,...
Công thức như sau:
Trong đó:
- MMY: Lợi tức theo thị trường tiền tệ
- YBD: Lợi tức theo chiết khấu của ngân hàng
- t: Số ngày còn lại đến thời điểm đáo hạn
Ví dụ: Bạn đầu tư trái phiếu với lợi tức theo chiết khấu ngân hàng là 22%. Trái phiếu sẽ đáo hạn trong 150 ngày tới. Khi đó, lợi tức theo thị trường tiền tệ bạn nhận được là:
(360/22%) / (360 – 150 x 22%) = 5.004%.
Công thức tính tỷ suất lợi tức
Trong đó:
- z: Lợi tức
- Tổng vốn: Tổng số vốn tư bản cho vay
- z’: Tỷ suất lợi tức
Ví dụ: Giả sử nhà đầu tư A đầu tư 100 triệu đồng vào một công ty và sau một năm, A nhận được tổng lợi tức là 20 triệu đồng. Theo đó, tỷ suất lợi tức = (20 triệu đồng / 100 triệu đồng) x 100 = 20%.
Vậy tỷ suất lợi tức của khoản đầu tư này là 20%. Điều này có nghĩa là bạn đã nhận lại 20% giá trị vốn ban đầu trong vòng một năm.
Lời kết
Lợi tức là một thước đo quan trọng đối với hoạt động của doanh nghiệp và các nhà đầu tư. Lợi tức cao cho thấy doanh nghiệp hoặc tài sản đó có khả năng sinh lời tốt, thu hút các nhà đầu tư và mang lại lợi ích cho các bên liên quan.
Hi vọng thông tin từ bài viết trên đã giúp bạn tìm hiểu về lợi tức là gì và tầm quan trọng của chỉ số này trong lĩnh vực tài chính. Đây là một yếu tố quan trọng trong việc đánh giá và đo lường hiệu quả của doanh nghiệp. Chúc các bạn đầu tư luôn thành công.
Hãy tiếp tục theo dõi Cafebit để cập nhật thêm những kiến thức về đầu tư, kinh tế, crypto và cùng khám phá thêm nhiều doanh nhân, doanh nghiệp nổi tiếng khác ở bài viết tiếp theo các bạn nhé!