Hiện nhà đầu tư Việt Nam đang dành khá nhiều lời lẽ nặng nề cho nhóm Layer2 nói chung (gồm cả hệ Optimistics và Zk Roll-ups), trong đó có Arbitrum.
Vì cũng đặt kỳ vọng vào ARB, nên CafeBit quyết định viết 1 bài phân tích nhỏ, theo góc nhìn và kinh nghiệm của bản thân, để mọi người có thể nắm thêm các key metric của dự án, từ đó vững tay hold trước các biến động lớn của thị trường!
PHÂN TÍCH CƠ BẢN ARB
Về nội tại, không có gì phải nghi ngờ nhiều khi Arbitrum đang là top Layer2 trong nhóm Optimistic Roll-ups, cạnh tranh với dự án OP (Optimims) mà nhiều nhà đầu tư Việt Nam cũng quan tâm.
CafeBit cho rằng nhóm Optimistics Roll-ups (ARB và OP), có thể vẫn nhận được nhiều sự quan tâm và dòng vốn hơn ZK – Rollups (ZK và STRK), ít nhất là trong chu kỳ này. Bằng chứng là các chỉ số active của cả người dùng lẫn nhà phát triển trên ARB và OP đều đang vượt trội nhóm ZK.
- Xét chung mảng Layer2, TVL của Arbitrum đang xếp TOP 1 với 14,2 tỷ USD (theo thống kê của L2Beat). Mọi người lưu ý dữ liệu TVL có khác biệt khá lớn giữa các nền tảng, do công thức tính và việc có tính cả phần tài sản restaking trong hệ sinh thái hay không.
- Về tổng quan các chỉ số quan trọng nhất với một dự án Layer2, Arbitrum cũng cho thấy sự vượt trội so với trung bình các đối thủ. Nhà đầu tư có thể theo dõi trong bảng dưới đây! Các chỉ số dùng so sánh gồm: vốn hóa, mức phí, doanh thu, volum DEX, số giao dịch trung bình/24h, Địa chỉ hoạt động trung bình/24h…
Tóm lại, CafeBit không quá lo lắng về nội tại của Arbitrum, khi đây là dự án thực sự tốt. Thứ đáng quan tâm hơn là vùng mua, vùng bán, để đảm bảo an toàn và triển vọng sinh lời. Mọi người có thể đọc kỹ phần phân tích kỹ thuật dưới đây nha!
PHÂN TÍCH KỸ THUẬT ARB
CafeBit không có quá nhiều điều muốn nói về chart ARB/USDT vì nó không thể hiện hết được tình hình ARB hiện tại. Thứ mọi người nên chú ý là tỷ giá ARB/BTC.
Một số trường phái phân tích kỹ thuật (ptkt) sẽ không đánh giá cao ý nghĩa của chart altcoin/BTC, họ nói chỉ cá mập mới trade cặp này, nhưng thực tế không hẳn như vậy. Khá nhiều trường hợp chart altcoin/BTC dự báo khá chính xác diễn biến trong khung dài hạn.
Cụ thể, với Arbitrum, tỷ giá ARB/BTC đã giảm hơn 85% từ đỉnh và đang liên tục dò đáy. Điểm tích cực là RSI khung 1W đang nằm sâu trong vùng “quá bán” (16), đồng thời có có dấu hiệu phân kỳ đáy. Thông thường, việc phân kỳ đáy trong khung thời gian lớn như 1W sẽ hứa hẹn triển vọng tăng trưởng rất lớn.
Thậm chí trong khung 1M, RSI của ARB cũng “quán bán” (18). Điều này rất hiếm gặp với các dự án top thị trường. Nếu ko tin, mọi người có thể check RSI 1M của các dự án cùng lọt top 20 vốn hóa để so sánh.
MACD cũng là chỉ báo cần đặc biệt chú ý trên chart ARB/BTC. Cũng trong khung 1W, MACD đã lần đầu tiên dương phiên sau hơn 22 tuần (khoảng 154 ngày) âm phiên. Nhắc để mọi người nhớ, cuối tuần qua là một cuộc thảm sát altcoin, BTC giảm 1 thì altcoin giảm 2 giảm 3. Tuy nhiên, MACD của cặp ARB/BTC vẫn dương phiên cho thấy ARB bắt đầu KHÔNG còn bị mất giá mạnh trên tỷ giá Bitcoin. Nói cách khác, Bitcoin giảm nhưng ARB không chịu giảm nhiều nữa => Đây là dấu hiệu SỚM của sự tăng trưởng.
Tóm lại, nếu tỷ giá ARB/BTC thực sự hồi phục, khi đó không cần quá lưu tâm đến giá Bitcoin, nhà đầu tư có thể tự tin rằng giá ARB/USDT sẽ tăng cao hơn so với thời điểm hiện tại.
Với những cá nhân vẫn muốn quy ra giá USDT để dễ xử lý, CafeBit khuyến cáo nhà đầu tư nên DCA thêm ARB khi giá về vùng 0,4 USD, tức vốn hóa dự án về dưới 1,5 tỷ USD.
Với một dự án top như Arbitrum, CafeBit kỳ vọng có thể bắt đầu chốt lời khi vốn hóa vượt qua mốc 10 tỷ USD, tương đương mức giá đỉnh từ 4 USD trở lên.