Người sáng lập Michael Egorov đã trấn an cộng đồng rằng ông "cam kết xây dựng nền tảng Curve" sau khi bị thanh lý tài sản do ảnh hưởng từ vụ hack UwU Lend.
Hôm 13/6, Egorov bắt đầu bị thanh lý lượng CRV thế chấp để vay stablecoin khi giá token giảm sâu. Ngoài lý do thị trường điều chỉnh, một nguyên nhân khác khiến vị thế của nhà sáng lập Curve gặp nguy hiểm là tác động tiêu cực từ vụ hack nền tảng UwU Lend.
=> Xem chi tiết: Tại đây!
Đến sáng 15/6, Michael Egorov cho biết đã trả hết 10 triệu USD nợ xấu phát sinh từ vụ việc đầu tuần. “Kích thước của các vị thế của tôi quá lớn để thị trường có thể xử lý và gây ra khoản nợ xấu”, ông nói.
Về cuộc tấn công vào UwU Lends, Egorov đánh giá trọng tâm vấn đề xoay quanh token sUSDe và cấu tạo thị trường không được phân tách, khiến tăng rủi ro bảo mật. Khi tấn công, hacker đã gửi CRV lấy từ nền tảng UwU vào LlamaLend, sau đó biến mất cùng số tiền, để lại khoản nợ khổng lồ.
Vụ hack đẫn đến tình trạng thanh lý vị thế của Egorov do sự tăng đột ngột khoản phí vay. Đỉnh điểm, nhà sáng lập Curve đối mặt với nguy cơ thanh lý 140 triệu USD, trong đó có 95 triệu USD nợ stablecoin và khoản bảo chứng 60 triệu USD để duy trì vị thế của mình.
Đáng nói, CRV, native token của Curve, giảm giá mạnh trong suốt sự cố (giảm hơn 30%). Để khắc phục, Egorov đã đề xuất đốt 10% số token CRV, trị giá 37 triệu USD, nhằm giúp ổn định giá token và đề nghị tăng APY như một động lực cho những người đồng thuận ý tưởng này.
Was not planned, but fascinating how soft liquidations work on https://t.co/bdUCarOsuM. There are docs at https://t.co/zQjPsRK8lQ (same as for crvUSD).
— Michael Egorov (@newmichwill) June 12, 2024
The system showed a fantastic performance. This gave time for liquidators to prepare funds and OTC-liquidate the hacker's… https://t.co/4nG8BIEush
Cuộc khủng hoảng gần đây của Curve gợi lại các câu hỏi và lo ngại xung quanh những rủi ro mà các vị thế nợ của Egorov gây ra đối với sự ổn định của nền tảng Curve. Trước đó, báo cáo của Delphi Digital 2023 cho rằng khoản vay 100 triệu USD của Egorov trên các giao thức DeFi có thể gây ra sự sụp đổ liên hoàn, tương tụ vụ việc với FTX.
Dù chịu áp lực đáng kể, cơ chế thanh lý mềm của LLAMMA đã hoạt động như dự định, người sáng lập Curve, Michael Engorov, giải thích.
“Hệ thống đã cho thấy hiệu suất tuyệt vời, tạo thời gian để các nhà cung cấp thanh khoản chuẩn bị quỹ và thanh lý OTC vị thế và loại bỏ số tiền của hacker. Kết quả, hệ thống không còn nợ xấu, mọi thứ hoạt động tốt", ông nói.
Cơ chế thanh lý mềm hoạt động bằng cách làm suy yếu "sức khỏe" khoản vay của người tham gia và từ từ thanh lý tài sản của họ. Khi sức khỏe của khoản vay giảm xuống 0%, cơ chế sẽ thực hiện thanh lý cứng các tài sản của người vay và đóng khoản vay đó.