Định nghĩa
Phân tích kỹ thuật là cách các nhà đầu tư dựa vào giá cả biến động của thị trường trong quá khứ và hiện tại. Để đoán được xu hướng về giá, xu hướng thị trường trong tương lai.
Phân tích kỹ thuật chủ yếu dựa vào biểu đồ và các công cụ hỗ trợ, để có thể xác định được giá cao nhất, giá thấp nhất, giá có xu hướng tăng hoặc xu hướng giảm trong 1 khoảng thời gian nhất định, từ đó có thể quyết định đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn.
Tại sao phải phân tích kỹ thuật
- Nắm bắt được xu hướng thị trường.
- Nắm bắt được tâm lý các nhà đầu tư trên thị trường.
- Phân tích kỹ thuật giúp chúng ta đưa ra quyết định mua khi đang ở giá tốt, và bán ra khi thị trường có xu hướng giảm.
- Tăng khả năng thành công trong một giao dịch.
- Cá mập cũng đưa ra phân tích kỹ thuật để quyết định đưa ra tin tức tốt xấu trên thị trường.
Phương pháp phân tích kỹ thuật dựa trên 3 nguyên tắc chính như sau:
- Giá thị trường luôn biến động - Giá luôn xem xét tất cả thông tin có sẵn về một loạt hàng hóa cụ thể, cũng như hoàn cảnh kinh tế vi mô và vĩ mô và các yếu tố chính trị và kinh tế.
- Giá di chuyển theo xu hướng - Giá tuân theo các xu hướng cụ thể (tăng, giảm, ngang) cho tới khi có các tín hiệu rõ rằng cho thấy sự đảo ngược xu hướng.
- Lịch sử luôn lặp lại - Phân tích kỹ thuật tập trung vào việc dự đoán biến động giá trong tương lai dựa trên lịch sử, giả định này dựa trên sự lặp lại của các mẫu nhất định theo thời gian.
Nguyên lý chính của phân tích kỹ thuật (PTKT)
Giá cả phản ánh thị trường
Khi nhìn vào sự biến động của giá, ra có thể thấy được tâm lý giao dịch của đám đông tham gia thị trường.
- Giai đoạn 1: Khi vừa bắt đầu tham gia thị trường, đa số các nhà đầu tư sẽ cảm thấy hy vọng số tiền mình bỏ ra đem lại lợi nhuận lớn.
- Giai đoạn 2: Khi giá bắt đầu tăng sẽ khiến các nhà đầu tư cảm thấy lạc quan và hưng phấn và thoả mãn => đây cũng là điểm rủi ro tài chính lớn nhất. Vì cảm xúc này sẽ khiến họ cảm thấy chiến lược của mình là đúng và tiếp tục đổ tiền vào tiếp tục đầu tư.
- Giai đoạn 3: Khi giá bắt đầu điều chỉnh sẽ khiến các nhà đầu tư cảm thấy băn khoăn, lo sợ cuối cùng là hoảng loạn tìm cách cắt lỗ bằng mọi giá.
- Giai đoạn 4: Sau khi mất hết vốn các nhà đầu tư sẽ trở nên chán nản và dần mất niềm tin. Tuy nhiên đây là giai đoạn đầu tư tốt nhất. Sau đó chu kì này sẽ được lặp lại để trở về lại giai đoạn 1.
Mục tiêu của phân tích kỹ thuật (PTKT)
PTKT sẽ giúp bạn trả lời 2 câu hỏi:
- Xu hướng tiếp theo là tăng hay giảm, tiếp diễn hay đảo chiều?
- Nếu tăng thì tăng tới đâu? Nếu giảm thì giảm tới đâu?
Ưu điểm của phân tích kỹ thuật (PTKT)
- Phân tích kỹ thuật giúp cho trader có thể đưa ra các dự đoán chính xác, xác định được các điểm ra/vào lệnh hợp lý để tăng lợi nhuận và hạn chế rủi ro.
- Có nhiều chỉ báo và công cụ phân tích đa dạng giúp các trader có thể lựa chọn công cụ phù hợp nhất với chiến lược của mình.
- Không cần tốn quá nhiều thời gian để nghiên cứu các yếu tố tác động đến giá như phân tích cơ bản. Bạn sẽ mất ít thời gian hơn để nghiên cứu các công cụ như các mô hình giá, mô hình nến hay chỉ báo kỹ thuật vì thông tin về các công cụ này được chia sẻ rất rộng rãi do tính phổ biến của nó.
Hạn chế của PTKT
- Không phải tất cả các mô hình kỹ thuật, các chỉ báo đều hoạt động đúng. Đặc biệt là trong những lúc thị trường bị tác động bởi những tin tức cực kỳ quan trọng.
- Phân tích kỹ thuật có tính tương đối: Với cùng một đồ thị giá và một chỉ báo kỹ thuật nhưng 2 trader sẽ cho ra kết quả phân tích khác nhau và rất có thể sẽ cho ra các dự đoán đối nghịch nhau về hướng đi của giá
- Phân tích kỹ thuật phụ thuộc vào tính chủ quan của trader: Nếu nhà đầu tư tin vào thị trường bullish thì có thể kết quả phân tích sẽ nghiêng về hướng thị trường tăng và ngược lại.
- Trong một số thị trường tài chính, phân tích kỹ thuật phải được kết hợp với phân tích cơ bản.
Giá là gì
Giá là giá trị được gán cho một đơn vị hàng hóa, dịch vụ, tài sản hoặc đầu vào. Nó thể hiện số tiền mà người mua hoặc người tiêu dùng phải trả để sở hữu hoặc tiếp cận sản phẩm hoặc dịch vụ đó.
Giá cả là điều cốt yếu mà nhà đầu tư hướng đến. Cũng như mọi loại biểu đồ đều thể hiện mức giá, mà thông qua biểu đồ đó nhà đầu tư có thể nắm bắt được thị trường.
Giá của một đồng coin tại một thời điểm, là lúc người mua và người bán tạo thành giao dịch ở 1 mức giá họ mong muốn. Người mua nghĩ rằng giá tiếp tục tăng nên họ sẽ mua vào và sẽ bán ra ở mức giá cao hơn. Người bán nghĩ rằng giá sẽ giảm, nên họ sẽ bán ra để mua vào ở mức giá thấp hơn.
Có 4 điểm giá cần quan tâm:
- Giá mở cửa: Là mức giao dịch đầu tiên của kỳ đánh giá.
- Giá đóng cửa: Là mức giao dịch cuối cùng của kỳ đánh giá, " đây là mức giá quan trọng nhất mà nhà đầu tư phải chú ý đến"
- Giá cao nhất: Là mức giá cao nhất trong kỳ đánh giá.
- Giá thấp nhất: Là mức giá thấp nhất trong kỳ đánh giá.
Biểu đồ là gì
Có 3 biều đồ phổ biến:
- Line chart
- Bar chart
- Candle stick chart
Mỗi dạng biểu đồ đều có những ưu/nhược điểm riêng. Tuy nhiên, hiện nay biểu đồ nến đang được sử dụng phổ biến nhất, trong cả chứng khoán, forex lẫn hàng hóa phái sinh.
Lời kết
Sau bài này chúng tôi sẽ làm một series các bài về phân tích kỹ thuật từ cơ bản đến nâng cao về phân tích kỹ thuật như cách đọc các biểu đồ, tradecoin với tradingview, biểu đồ nến nhật là gì, hỗ trợ và kháng cự là gì, các chỉ báo.....
Nếu theo dõi đầy đủ các bài hướng dẫn, các bạn có thể đọc hiểu được biểu đồ, hiểu các bài phân tích của các treder khác, tự lên kịch bản cho các coin mình đang quan tâm và tìm được điểm ra vào lệnh hợp lý.
Hi vọng bài viết trên giúp các bạn có cái nhìn đúng hơn về phân tích kỹ thuật và hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi nhé.