Kể từ khi Ethereum thực hiện chuyển đổi sang cơ chế Proof of Stake, việc stake ETH đã trở nên dễ dàng và thuận thiện hơn. Chính vì thế, các giao thức Restaking bắt đầu thu hút sự chú ý do những lợi ích đáng kể mà cơ chế này cung cấp.
Vậy lý do gì khiến chúng ta nên sử dụng Restaking? Hãy cùng cafebit khám phá trong bài viết của hôm nay.
Restaking là gì?
Để hiểu rõ hơn về Restaking, chúng ta cần bắt đầu từ cơ bản về "Staking". Staking là quá trình mà người tham gia khóa một lượng token nhất định trong blockchain để đổi lấy phần thưởng, phụ thuộc vào số token và thời gian staking.
Giống như cách bạn gửi tiền vào một tài khoản tiết kiệm để nhận lãi, staking yêu cầu cam kết một số lượng token nhất định. Điểm khác biệt lớn là staking không chỉ giúp kiếm lời, mà còn tăng cường bảo mật, tốc độ giao dịch và khả năng mở rộng của mạng lưới blockchain.
Restaking có thể được hiểu là quá trình tái đầu tư hoặc tái triển khai tài sản trong mạng blockchain như Ethereum hoặc Solana. Restaking giúp nhà đầu tư tận dụng "lãi suất kép" bằng cách tái đầu tư những lợi nhuận thu được từ staking. Điều này không chỉ gia tăng lợi nhuận mà còn khuyến khích sự phát triển bền vững cho cả nhà đầu tư và dự án.
Dự án EigenLayer là đơn vị tiên phong trong việc áp dụng Restaking, phát triển ý tưởng này cùng với các sản phẩm liên quan. Restaking cho phép stake lại các liquid staked token, đảm bảo an ninh mạng và cho phép người dùng hưởng lợi từ các dịch vụ mà các ứng dụng trung gian cung cấp
Mô hình hoạt động của Restaking
Các giao thức restaking cho phép người xác thực, còn được gọi là restakers, triển khai ETH, SOL, hoặc các loại tiền điện tử khác đã được stake của họ trên nhiều nền tảng khác nhau. Việc này tăng cường tính thanh khoản cho tài sản staking từ các giao thức như Rocket Pool và Lido Finance.
EigenLayer là một ví dụ tiêu biểu cho xu hướng restaking, với một loạt hợp đồng thông minh cho phép người xác thực Ethereum sử dụng tài sản của họ và đóng góp vào việc bảo mật các giao thức khác dựa trên Ethereum.
Tuy nhiên, khi tham gia vào restaking, người dùng phải đối mặt với rủi ro bị slashing từ mỗi giao thức tham gia. Slashing là một thành phần cốt yếu của hệ thống PoS, trong đó tài sản stake của người xác thực có thể bị thu giữ một phần hoặc toàn bộ nếu phát hiện hành vi sai trái hoặc gian lận.
Giống như trong các mô hình PoS được ủy quyền, người xác thực có thể ủy thác cho các nhà khai thác đã đăng ký để tham gia thay mặt họ.
Ví dụ, một nhóm người xác thực có thể lựa chọn cung cấp dịch vụ cho một mạng oracle để nhận phần thưởng. Cũng có các giao thức nhằm mục tiêu các dịch vụ cụ thể với phần thưởng cao (và rủi ro tương ứng cao) trên EigenLayer để tối đa hóa lợi nhuận từ tài sản staking của họ.
Tại sao nên sử dụng Restaking
Ưu điểm
Các lợi ích chính của restaking bao gồm:
- Tăng cường linh hoạt trong quản lý tài sản: Restaking tạo điều kiện cho người dùng nâng cao tính linh hoạt của tài sản tiền điện tử bằng cách cho phép sử dụng các tài sản đã stake trong nhiều hoạt động tài chính khác nhau. Điều này mang lại khả năng tiếp cận thanh khoản mà vẫn có thể nhận được phần thưởng staking. Sự linh hoạt này giúp phân bổ vốn một cách hiệu quả và tối đa hóa giá trị của tài sản đã stake.
- Tăng lợi nhuận: Qua restaking, các tài sản có thể được tái đầu tư mà không cần phải khóa chúng. Thay vào đó, tài sản tiếp tục được stake trên các nền tảng khác, giúp tăng lợi nhuận mà không cần phải tăng số lượng tài sản stake. Người dùng vẫn được công nhận giữ số tài sản đang stake, cho phép họ sử dụng như tài sản thế chấp để vay mượn thêm stablecoin, từ đó gia tăng tài sản nhanh chóng.
- Tăng bảo mật cho mạng lưới blockchain: Restaking thúc đẩy nhu cầu stake token để kiếm lợi nhuận, góp phần tăng cường tính bảo mật của mạng lưới. Điều này cung cấp một giải pháp hiệu quả về mặt chi phí để mở rộng quy mô bảo mật của hệ thống blockchain.
Nhược điểm
Mặc dù có nhiều lợi ích, không phải ai cũng ủng hộ khái niệm restaking trong cộng đồng tiền điện tử, và có những mối lo ngại về các vấn đề tiềm ẩn liên quan đến phương thức này. Dưới đây là một số rủi ro mà người dùng có thể gặp phải:
- Tập trung hóa: Một trong những lo ngại chính là restaking có thể làm tăng sự tập trung các token stake vào tay một số ít tổ chức lớn. Với khả năng kiếm được lợi nhuận cao hơn từ các dịch vụ restake, các tổ chức này có thể dần chiếm ưu thế trên thị trường, làm suy giảm tính phi tập trung mà blockchain hướng tới.
- Rủi ro bị slashing: Slashing là thuật ngữ chỉ việc trừng phạt các validator khi họ có hành vi xấu hoặc gian lận, làm ảnh hưởng đến mạng lưới. Trong các blockchain sử dụng cơ chế đồng thuận PoS, slashing dùng để phạt những người xác nhận không tuân thủ. Với mỗi giao thức đều có quy định riêng về slashing, người dùng có thể mất một lượng lớn phần thưởng nếu dịch vụ restaking họ tham gia bị áp dụng biện pháp này.
Tổng kết
Với hơn 20 tỷ đô la giá trị tổng tài sản bị khóa (TVL), restaking không chỉ là một xu hướng đang được ưa chuộng mà còn đóng vai trò là một phần quan trọng và đầy tiềm năng trong lĩnh vực tài chính phi tập trung (DeFi) trong tương lai.
Tuy nhiên, restaking cũng mang theo một số rủi ro tiềm ẩn như mất tài sản, lỗi trong Smart Contract, và nguy cơ bị hack. Do đó, khi tham gia vào hoạt động này, người dùng cần suy nghĩ thận trọng và phải sẵn sàng chấp nhận khả năng có thể phải đối mặt với những tổn thất về tài sản.