Nếu bạn đang tìm kiếm cơ hội đầu tư tiền điện tử ngoài việc mua Bitcoin, bạn có thể tìm hiểu thêm đến XRP. Ripple vừa trải qua một thời gian dài đấu tranh và đã giành được chiến thắng khi chứng minh XRP không phải là chứng khoán. Theo dõi bài viết dưới để biết rõ thêm chính xác XPR là gì? Và có nên đầu tư vào nó không các bạn nhé.
Ripple là gì
Ripple hay Ripple Labs là công ty cung cấp giải pháp thanh toán xuyên biên giới với tốc độ gần như ngay lập tức, đáng tin cậy cho các ngân hàng và các tổ chức tài chính.
Được thành lập vào năm 2012, Ripple là một trong những công ty thế hệ đầu tiên trong ngành công nghiệp blockchain.
XRP là gì?
XRP là một đồng coin được sử dụng để đại diện cho việc chuyển đổi giá trị trên mạng lưới Ripple. XRP có vài trò là bên trung gian cho các giao dịch khác bao gồm tiền điện tử và tiền tệ pháp định. Đồng coin XRP được xây dựng dành riêng cho các doanh nghiệp hay các tổ chức tài chính có thanh khoản các giao dịch xuyên biên giới.
XRP và Ripple có phải là một không?
XRP là một loại tiền điện tử, trong khi Ripple là một công ty hoạt động để thu lợi nhuận trong việc quảng bá và phát triển XRP.
Thông thường, người ta sẽ gọi XRP là Ripple Coin, vì XRP là đồng tiền của sàn này, và cái tên Ripple Coin cũng phổ biến hơn so với XRP.
Thông tin cơ bản về đồng XRP
- Ticker: XRP
- Blockchain: XRP Ledger
- Consensus: XRP Ledger Consensus Protocol
- Token Type: Utility Token
- Avg. Block time: 4 giây
- Avg. Transaction Time: 1,500+ TPS
- Smallest Unit: 1 XRP = 10^5 drops
- Max Supply: 100,000,000,000 XRP
- Total Supply: 99,991,316,762 XRP
- Circulating Supply: 43,248,091,671 XRP
Phân bổ XRP
Lịch trình trả token XRP
Lịch trả token XRP:
Lịch sử đồng ripple
- Vào đầu năm 2004, ý tưởng đầu tiên của Ripple bắt đầu được nhem nhóm bởi Ryan Fugger.
- Năm 2005, hệ thống sơ khai này đi vào hoạt động và cung cấp một giải pháp an toàn cho hệ thống thanh toán toàn cầu.
- Fugger bắt đầu bàn giao dự án và kết hợp cùng Jed McCaleb, hiện tại đang là CEO của Ripple, và Chris Larsen vào năm 2012. Cả ba đã cùng bắt tay thành lập công ty công nghệ mang tên OpenCoin đặt trụ sở tại Hoa Kỳ.
- Năm 2013, OpenCoin đổi tên thành Ripple Labs và tới năm 2015 cái tên Ripple chính thức được ra đời sau khi Ripple Labs đổi tên. Kể từ thời điểm này nền tảng Ripple tập trung vào giải pháp thanh toán cho các tổ chức tài chính và ngân hàng.
Những người sáng tạo ra Ripple, họ là ai?
Như đã nêu ở trên vào năm 2012 Ripple bắt đầu được bàn giao cho Jed McCaleb và Chris Larsen và lúc này Ripple đã có những chuyển biến rõ rệt.
- Chris Larsen: là một nhà đầu tư “Angel”, giám đốc điều hành kinh doanh và một nhà hoạt động về quyền riêng tư, ông được coi là người giàu nhất trong lĩnh vực tiền điện tử. Ông nổi tiếng với việc đồng sáng lập một số công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ tài chính trực tuyến, bắt đầu với một công ty cho vay thế chấp trực tuyến E-loan vào năm 1996.
- Jed McCaleb: là một lập trình viên và doanh nhân nổi tiếng. Ông là người đồng sáng lập một số startup tiền điện tử, bao gồm Ripple (XRP), Stellar (XLM), eDonkey, Overnet và sàn Mt. Gox (ông đã bán cổ phần của mình và nền tảng đã được mã hóa lại trước khi xảy ra vụ hack), lúc đó, sàn này đã xử lý hơn 70% tất cả các giao dịch Bitcoin trên toàn thế giới.
Ripple mang lại lợi ích gì?
- Ripple được thiết kế với mục đích là một nền tảng, hệ thống thanh toán chặt chẽ như Bitcoin nhưng với mức phí thấp và tốc độ nhanh hơn nhiều.
- Ripple là một tổ chức, công ty rõ ràng và là một đối tác với nhiều ngân hàng, có tiềm năng ứng dụng và gia tăng giá trị trong tương lai.
- Sử dụng Ripple để chuyển đổi tiền tệ sẽ chỉ chịu mức phí cực thấp.
Thuật toán đồng thuận của nền tảng Ripple là gì?
Nền tảng Ripple không sử dụng một blockchain để thực hiện xác nhận các giao dịch, điều này khác hoàn toàn với những đồng tiền điện tử lớn như đồng Bitcoin và đồng Ethereum.
Điều này có vẻ rất kỳ lạ trong không gian tiền điện tử, khi mà không sử dụng một blockchain thì làm sao để xác minh một giao dịch.
Vì vậy Ripple đã cho ra mắt thuật toán đồng thuận của riêng mình: thuật toán đồng thuận giao thức Ripple (RPCA).
Với thuật toán này, một giao dịch phải đạt được sự “gật đầu” của tất cả các node thì mới có thể hoàn thành. Nếu có bất kỳ 1 node nào đó không đồng thuận thì sẽ không có gì xảy ra đến khi vấn đề được giải quyết.
Ưu và nhược điểm của Ripple
Ưu điểm
- Ripple có tiềm năng trở thành một lựa chọn an toàn dành cho nhà đầu tư. Kể cả khi thị trường đi xuống thì với sự đỡ đầu của nhiều tổ chức lớn, Ripple vẫn có thể duy trì được sự phát triển.
- Ripple có tốc độ giao dịch cực kì nhanh, nhanh hơn cả Bitcoin rất nhiều, chỉ mất có 3-5 giây.
- Chi phí giao dịch của Ripple cực kì thấp.
- Tính an toàn cao hơn Bitcoin. Nó có thể giúp ngăn chặn tấn công kép, bảo mật, chống kiểm duyệt,tin cậy, khả năng mở rộng và tốc độ thanh toán.
- Ripple coin sở hữu nhiều công nghệ vượt trội nhưng giá giao dịch hiện đang rất rẻ, vì vậy nó đang mà một đồng coin bị định giá thấp.
Nhược điểm
- Ripple có đang tham vọng trở thành một giải pháp thay thế cho SWIFT, tuy nhiên điều này sẽ rất khó khăn và tốn thời gian.
- Ripple Coin còn có các đối thủ cạnh tranh trong không gian tiền điện tử, như Stellar. Mặc dù Ripple có lợi thế là người đi đầu, nhưng nó cần phải đi đầu với các sản phẩm và sự phát triển mạng lưới của mình.
- Vụ kiện với SEC đang là một trở ngại ảnh hưởng đến sự phát triển của Ripple Coin.
- Chủ tịch Ripple Chris Larsen sở hữu khoảng một phần ba tổng số XRP, điều này đã làm giảm tính phi tập trung của đồng coin này.
Có nên đầu tư vào Ripple Coin (XRP) không?
Hiện nay, đồng XRP đang xếp vị trí thứ 5 về vốn hóa trên thị trường tiền điện tử. Tuy nhiên không giống như một số loại tiền điện tử khác, Ripple Coin (XRP) không thể đào, và chỉ có 100 tỷ token XRP (đều đã phát hành). Khoảng 46% trong số đó đang được lưu hành, còn lại là thuộc về tài sản của Ripple Labs.
Số lượng token XRP sẽ dần được mở khóa và chuyển ra thị trường từng chút một, theo dự kiến là 1 tỷ mỗi tháng. Điều này có nghĩa rằng nguồn cung Ripple Coin sẽ luôn được kiểm soát, tránh tình trạng tràn lan ra thị trường gây lạm phát, mất giá.
Ripple Coin cũng đã chứng minh được điểm mạnh của mình trong việc chuyển tiền nhanh, chi phí thấp. Ngoài ra công ty lớn đứng sau luôn tập trung vào việc quảng bá nó và phát triển nó về phía trước.
Tuy nhiên, tiền điện tử nói chung thường có rủi ro cao, nhưng XRP thậm chí còn rủi ro hơn so với đồng tiền thông thường. Nếu bạn đang muốn đầu tư vào XRP thì hãy lưu ý rằng chỉ đầu tư một khoản tiền vừa phải, bởi dù có nhiều tiềm năng nhưng chưa thể chắc chắn được sẽ thành công.
Mua bán XRP (Ripple Coin) ở đâu?
Hiện tại có rất nhiều sàn giao dịch tại Việt Nam cũng như thế giới hỗ trợ đồng tiền Ripple Coin. Một số sàn nổi bật như: Huobi, Binance, Bitfinex, Bithumb, Mxc, OKEx,..và rất nhiều sàn khác. Nếu bạn có nhu cầu đầu tư vào XRP thì có thể sử dụng sàn Binance hoặc Huobi, đây là 2 sàn có phí giao dịch cực thấp, tính thanh khoản cao và được nhiều người sử dụng.
Cách lưu trữ XRP (Ripple Coin)
Có nhiều loại ví để bạn có thể lưu trữ đồng XRP, tuy nhiên hãy lựa chọn cho mình một trong những loại ví an toàn để tránh hacker. Bạn có thể chọn:
- Ví sàn giao dịch: Bởi các sàn luôn có hỗ trợ ví tiền điện tử cho khách hàng, bạn có thể thoải mái lưu trữ Ripple Coin cũng như các coin khác sau khi mua, ví dụ: Ví Binance, ví Coinbase...
- Ví phần cứng: là sản phẩm vật lý lưu trữ tiền điện tử mà không được kết nối với internet nên sẽ rất khó để hack hay lừa đảo. Gợi ý bạn nên dùng sổ cái Nano S hoặc Trezor.
- Ví phần mềm: đây là các ứng dụng để lưu trữ tiền điện tử cho điện thoại di động và máy tính. Tuy không an toàn so với ví phần cứng, nhưng lại an toàn hơn so với vì sàn giao dịch. Gợi ý cho bạn nên dùng ví Exodus hoặc Ví Jaxx.
Kết luận
Hi vọng bài viết trên đã có giúp bạn đã hiểu được Ripple là gì, XRP là gì và có cái nhìn chính xác và đầy đủ nhất về đồng coin này.
Ripple ra đời mang tới cái nhìn mới cho các tổ chức tài chính trong việc thực hiện chuyển tiền xuyên biên giới. Mong rằng bạn đọc có thể có cái nhìn chi tiết về nền tảng Ripple qua đó bạn đọc sẽ đưa ra quyết định đầu tư chính xác hơn.