Trong nửa đầu tháng 3 năm 2023, ba ngân hàng hợp tác thân thiện với tiền điện tử đã ngừng hoạt động, buộc nhiều công ty tiền điện tử phải nín thở. Đó có phải là vì quản trị rủi ro yếu kém hay còn nguyên nhân nào khác? Và liệu có một cuộc tấn công phối hợp vào tiền điện tử đang diễn ra hay không? Chúng ta hãy cùng xem xét kỹ hơn.
Điều gì đã xảy ra với các ngân hàng lớn này?
Ngay sau khi ngân hàng Silvergate ra thông báo ngừng hoạt động vào ngày 8 tháng 3, hai ngân hàng khác là Sillicon Valley (SVB) và Signature đã được các cơ quan quản lý đưa vào diện "tiếp nhận" vì những vấn đề tài chính liên quan.
Điều quan trọng cần lưu ý sau những sự sụp đổ này là cả ba ngân hàng đều có mẫu số chung là quản trị rủi ro kém. Có nghĩa họ đã đầu tư các tài sản sai lầm. Công bằng mà nói, không chỉ 3 ngân hàng này mà nhiều ngân hàng cũng vậy. Để làm rõ, họ đã đầu tư vào trái phiếu chính phủ Mỹ dài hạn. Nếu quay lại 2 năm trước, khi các ngân hàng bắt đầu mua trái phiếu, thì rõ ràng đây là một khoản đầu tư an toàn vì khi đó Fed nói rằng sẽ không tăng lãi suất.
Nhưng không ai có thể dự đoán trước điều gì sẽ xảy ra và bùm, lạm phát ở Mỹ tăng và Fed phải tăng lãi suất. Và theo quy luật, trái phiếu dài hạn phản ứng ngược với lãi suất tăng. Nói cách khác, lãi suất tăng thì giá trị của trái phiếu sẽ bị giảm và thị trường trái phiếu trở nên tồi tệ.
Và khi các ngân hàng này chỉ còn cách phát hành cổ phiếu để gọi thêm vốn thì những khách hàng của họ đã nhận ra rằng portfolio của các ngân hàng này gồm rất nhiều "trái phiếu rác" mà họ cho các startups vay.
Hơn nữa, tình huống mà các ngân hàng này gặp phải, về bản chất, là một hiệu ứng domino sụp đổ: khi người chơi chính ở trung tâm (trong trường này là SVB và Silvergate) bắt đầu lung lay thì phần còn lại của cấu trúc cũng sẽ bị làm theo. Điều này càng chứng minh sự yếu kém trong quản lý rủi ro của các ngân hàng này, mà nói đúng hơn là "hoàn toàn thiếu".
Mối quan hệ giữa công ty tiền điện tử, startups và ba ngân hàng
Một điều thú vị rằng hơn 50% khách hàng của ba ngân hàng này đều là các công ty tiền điện tử và công ty công nghệ. Giờ đây, khi các ngân hàng biến mất thì các công ty này sẽ phải đối mặt với vấn tài chính, đặc biệt khó khăn khi thị trường đang suy yếu. Nhiều công ty startups bị phá sản trong khi các công ty tiền điện tử thì phải chứng kiến các stablecoin của mình mất peg.
Circle là đại diện cho các công ty tiền điện tử này khi thừa nhận 3,3 tỷ USD bị mắc kẹt trong SVB và USDC, stablecoin do Circle phát hành cũng đã giao dịch dưới 0,85 USD.
Tất nhiên sau khi các ngân hàng đối tác này sụp đổ, các công ty tiền điện tử và starups sẽ cần phải tìm các ngân hàng thay thế khác để lấp đầy các khoảng trống. Nhưng điều đó không hề dễ.
Tại sao?
Vì như đã đề cập, đây đều là các ngân hàng lớn và khi sự sụp đổ diễn ra thì các ngân hàng khác sẽ khó có khả năng tiếp cận với các công ty tiền điện tử. Và khi không có sự hỗ trợ từ các ngân hàng để giải quyết các hoạt động liên quan đến fiat thì các công ty khởi nghiệp tiền điện tử sẽ gặp khó khăn trong việc tuân thủ các quy định, vốn đã là trở ngại của các công ty này.
Hoạt động Choke Poin 2.0
Chiến dịch Choke Point ban đầu bắt đầu từ năm 2013. Chính quyền Obama đã nhắm mục tiêu vào các ngành cụ thể. Đây là những công ty được cho là có rủi ro rửa tiền hoặc lừa đảo cao. Và hiện tại, có tin đồn về Operation Choke Point 2.0 nhắm vào ngành công nghiệp tiền điện tử.
Nic Carter là một người ủng hộ tiền điện tử trong một bài đăng ngày 9 tháng 2 năm 2023, nói rằng chính quyền Biden đang âm thầm nhắm mục tiêu vào ngành công nghiệp tiền điện tử. Nguyên nhân là do chính quyền Biden cho rằng các dịch vụ tiền điện tử không được phép truy cập vào các dịch vụ ngân hàng.
Thậm chí, Tom Emmer, thành viên của Hạ viện Hoa Kỳ, cũng cho rằng sự sụp đổ của các ngân hàng nằm trong kế hoạch gây hỗn loạn thị trường của chính quyền Biden nhằm tiêu diệt thị trường tiền điện tử.
It's clear the Biden administration is weaponizing market chaos to kill crypto.
— Tom Emmer (@GOPMajorityWhip) March 16, 2023
This is why I sent an investigative letter to FDIC Chairman Gruenberg seeking additional information yesterday. pic.twitter.com/oPr3WLZtk3
Có vẻ như sự phát triển mạnh mẽ của các công ty và các ngân hàng tiền điện tử là một điều khá "chướng mắt" với chính phủ Hoa Kỳ khi họ đang cố gắng trong mọi khả năng để đóng cửa các tổ chức này. Do đó, các tin đồn ngày càng lan rộng hơn rằng các công ty tiền điện tử đang tìm kiếm quan hệ hợp tác với các ngân hàng ngoài lãnh thổ Hoa Kỳ.
FDIC, OCC, Fed và SEC
Vào tháng 1 năm 2023, FDIC, OCC và Cục Dự trữ Liên bang đã bắt tay với nhau. Họ “không khuyến khích mạnh mẽ” các ngân hàng giúp đỡ bất kỳ công ty tiền điện tử nào. Điều này dẫn đến việc Ngân hàng Thương mại Metropolitan cùng nhau rút khỏi tiền điện tử.
Một ví dụ khác là ngân hàng Custodia ở Wyoming. Họ muốn đăng ký với Fed và cung cấp hỗ trợ 100% cho các khoản đầu tư của họ. Fed đã từ chối yêu cầu của họ sau một quá trình kéo dài hai năm.
Điều này có thể dẫn đến suy nghĩ rằng, SEC và Gary Gensler, Chủ tịch của SEC cáo buộc các công ty tiền điện tử không đăng ký chứng khoán cho các stablecoin. Vì vậy, thật kỳ lạ khi các kế hoạch của các cơ quan quản lý này đều mang chung một khuôn mẫu. Cụ thể, các cơ quan này muốn bảo vệ người gửi tiền thay vì những nhà đầu tư hay các cổ đông của các ngân hàng.
Lời kết
Mặc dù cộng đồng tiền điện tử đã cố gắng lấy lại phần lớn khoản lỗ kể từ khi ngân hàng sụp đổ, nhưng hậu quả vẫn sẽ một lời nhắc nhở về những thách thức mà ngành phải đối mặt. Chúng ta hãy cùng theo dõi những diễn biến khác của thị trường trong thời gian sắp tới để hiểu rõ hơn liệu có thực sự Chính phủ và các cơ quan giám sát đang thực hiện kế hoạch tấn công tiền điện tử?