Dự án The Graph từng thu hút sự chú ý khi Web3 trở thành từ khóa hot của thị trường blockchain trong năm 2022 – 2023. Hiện The Graph và token GRT được kỳ vọng tiếp tục nhận dòng vốn nhờ các cập nhật mới liên quan tới trí tuệ nhân tạo.
The Graph (GRT) là gì?
Ở mức cơ bản, The Graph là giao thức hỗ trợ nhà phát triển, ứng dụng phi tập trung (dApp), người dùng truy cập và sắp xếp dữ liệu trên blockchain một cách nhanh chóng, an toàn.
Thông thường, dữ liệu onchain được công khai, nhưng khó tổng hợp cụ thể trong thời gian ngắn, cùng với độ nhiễu, chi phí cao do khối lượng thông tin đồ sộ. Dự án The Graph giải quyết vấn đề này thông qua kiến trúc phi tập trung và khả năng lập chỉ mục ưu việt, mở ra tương lai mới cho người dùng trong việc tương tác với thông tin trên web3. Vì vậy, The Graph được giới công nghệ xem như Google của ngành blockchain.
The Graph hoạt động như thế nào?
Như đã nói ở trên, dữ liệu xuất phát từ blockchain luôn đa dạng, công khai, nhưng hiếm khi tồn tại ở định dạng có thể dễ dàng tiếp nhận, sử dụng bởi dApp. Giải pháp của dự án The Graph là cung cấp một Protocol, hỗ trợ nhà phát triển, người dùng xây dựng các giao diện lập trình ứng dụng (API) có tên chung là Subgraph. Các Subgraph khiến quá trình truy xuất dữ liệu onchain trở nên đơn giản hơn.
Hệ sinh thái của The Graph gồm những thành phần chính sau:
- Indexers: Đây là những người tạo node trên mạng lưới The Graph bằng cách stake token GRT. Họ cung cấp dịch vụ lập chỉ mục dữ liệu (Indexing) và giải quyết các yêu cầu truy vấn thông tin từ người dùng. Đổi lại, Indexers được trả phí truy vấn. Bản thân các Indexers cũng cạnh tranh với nhau để cung cấp dịch vụ tốt với mức giá rẻ nhất.
- Curators: Nhóm Curators là những nhà phát triển Subgraph. Họ có nhiệm vụ sắp xếp dữ liệu và gắn nhãn cho các Subgraph. Curators được trả công bằng token GRT trong quá trình này.
- Delegators: Delegators là nhóm nhà đầu tư muốn tham gia vào mạng lưới The Graph nhưng không chuyên sâu về công nghệ như Indexers và Curators. Do đó, họ ký gửi token GRT của mình cho Indexers để được nhận doanh thu từ một phần phí truy vấn dữ liệu.
- Consumers: Đây là người dùng cuối trong hệ sinh thái The Graph. Nhóm này sử dụng dịch vụ truy xuất dữ liệu và trả phí cho Indexers, Curators và Delegators.
Những điểm nổi bật của The Graph
Từ mô hình hoạt động trên, dự The Graph sở hữu những điểm nổi bật, có thể thu hút dòng vốn sau:
- Công cụ tìm kiếm dữ liệu hàng đầu của ngành blockchain: The Graph là mạng lưới phi tập trung nên bất kỳ người dùng nào cũng có thể tiếp cận dữ liệu lưu trữ các chuỗi khối thông qua Subgraph. Dự án giúp tiết kiệm chi phí, thời gian, hoạt động như một cổng thông tin bước vào Web3.
- Hỗ trợ xây dựng dApp, thúc đẩy toàn bộ hệ sinh thái blockchain: Lĩnh vực blockchain hướng tới các ứng dụng phi tập trung (dApp) phục vụ nhu cầu thực của đời sống. Nguồn dữ liệu cung cấp bởi The Graph giúp việc xây dựng dApp được đơn giản hóa, tạo ra vô số sản phẩm với chi phí hợp lý. Hiện tại, nền tảng đã ghi nhận hơn 600 Subgraph đến từ các nền tảng khác trong ngành blockchain như polygon, AAVE, Messari…
- Bắt kịp xu hướng AI: Việc cung cấp, tổng hợp dữ liệu là tối quan trọng trong quá trình đào tạo các mô hình AI. Mặt khác, data và bigdata cũng là sản phẩm chính mà mô hình The Graph tập trung giải quyết. Vì vậy, The Graph được kỳ vọng trở thành một trong những dự án đứng đầu xu hướng kết hợp AI với công nghệ blockchain.
Thông tin về token GRT
Tên: Graph token, GRT
Blockchain: Ethereum
Contract: 0xc944e90c64b2c07662a292be6244bdf05cda44a7
Chuẩn token: ERC-20
Tổng cung: 10.000.000.000 token GRT, tỷ lệ lạm phát mỗi năm khoảng 3%, chưa tính lượng token được burn.
Token GRT có tác dụng gì?
GRT là native token của hệ sinh thái The Graph và có các vai trò sau:
- Phí truy vấn dữ liệu: GRT được người dùng trả cho Indexers, Curators và Delegators.
- Phần thưởng stake: Indexers, Curators và Delegators nhận thêm token GRT khi tham gia stake trên mạng lưới.
- Đốt giảm tổng cung: Dự án cho biết một phần phí truy vấn sẽ được burn, tỷ lệ burn có thể thay đổi trong tương lai.
Phân bổ token GRT
Community: 35%.
Early Team & Advisors: 23%.
Early Backers: 17%.
Backers: 17%.
Edge & Node: 8%.
Token GRT từng được bán với giá 0,026 - 0,03 USD ở vòng ICO và private. Trong khi đó, giá ở vòng strategic và seed lần lượt là 0,00294 và 0,00147 USD.
Lịch mở khóa token
Token GRT được mở khóa dần sau 5 năm. Trong đó, những token được bán cho backers và early backers ở mức giá rất thấp đã được mở khóa toàn bộ trong 6-24 tháng đầu tiên. Đồng nghĩa, đến hiện tại, các nhóm này đã nhận đủ token và áp lực bán có thể đã giảm bớt.
Đội ngũ dự án và nhà đầu tư:
Nhà đồng sáng lập và trưởng nhóm nghiên cứu của Graph Protocol là Brandon Ramirez. Anh từng học tại Đại học nam California và là nhà sáng lập quỹ Edge & Node Ventures.
Một nhà đồng sáng lập khác là Jannis Pohlmann, người có kinh nghiệm trong phát triển phần mềm và sản phẩm. Bên cạnh đó, Yaniv Tal, trưởng dự án của Graph Protocol, từng làm founder cho Workflo Inc.
Nhà đầu tư: Dự án The Graph đã trải qua 7 vòng gọi vốn với lượng tiền hơn 80 triệu USD từ nhiều nhà đầu tư khác nhau, gồm một số cái tên lớn như Coinbase Ventures, Multicoin Capital, DCG Currency Group, DTC Capital…
Tổng kết:
The Graph (GRT) thu hút sự chú ý của nhà đầu tư khi là dự án đi đầu trong lĩnh vực truy vấn dữ liệu. Ngoài ra, The Graph còn đóng góp vào xu hướng kết hợp AI và blockchain thông qua khả năng cung cấp nguồn data minh bạch, chi phí rẻ, giúp đào tạo các mô hình ngôn ngữ lớn (LLM).
Từ cuối 2023, token GRT tăng trưởng nóng từ vùng 0,1 USD lên đến 0,5 USD. Đến hết quý 1/2024, giá GRT có phản ứng tiêu cực do sự sụt giảm của Bitcoin trước sự kiện Halving và đang được giao dịch quanh 0,2 – 0,25 USD. Theo nhà phân tích Ryan Watkins của Messari, nhu cầu ngày càng tăng với các giải pháp truy vấn dữ liệu blockchain có thể là động lực tăng trưởng và giúp giá GRT đạt mốc 1 USD trong năm 2024, tương ứng mức vốn hóa 10 tỷ USD.