Nếu anh em là một nhà đầu tư Bitcoin kỳ cựu và đã trải qua nhiều thăng trầm của thị trường, chắc chắn bạn không thể không biết đến chỉ số CPI. Trong lĩnh vực tài chính truyền thống, chỉ số CPI được các nhà đầu tư chứng khoán đặc biệt quan tâm vì nó là yếu tố then chốt giúp FED quyết định mức lãi suất, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến dòng tiền cũng như lợi nhuận của các công ty.

Vậy thế còn tác động của chỉ số CPI đối với thị trường crypto thì sao? Hãy cùng đội ngũ Cafebit chúng mình tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Chỉ số CPI là gì?

CPI (đầy đủ là Consumer Price Index) là thước đo sự thay đổi giá cả của một giỏ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng trong một khu vực nhất định trong khoảng thời gian cụ thể. Chỉ số này thường được các nhà kinh tế, chính phủ và nhà quản lý tài chính sử dụng để theo dõi mức độ lạm phát và đưa ra các quyết định về chính sách tiền tệ và kinh tế.

Chỉ số CPI thì nước nào cũng có tuy nhiên CPI của Mỹ đặc biệt được quan tâm hơn cả bởi vì Mỹ là nền kinh tế hàng đầu thế giới, nên các quyết định của họ có tầm ảnh hưởng rất lớn đến với thị trường tài chính toàn cầu. 

Ý nghĩa của chỉ số CPI đối với nền kinh tế

Chỉ số tiêu dùng (CPI) nếu được duy trì ở mức ổn định khoảng 2 - 3 % được coi là điều kiện lý tưởng để nền kinh tế hoạt động ổn định. Tuy nhiên khi chỉ số CPI tăng hoặc giảm đột ngột, nó có thể tác động lớn đến nền kinh tế. Dưới đây là tác động của chỉ số này đối với thị trường tài chính mỗi quốc gia

  •  Thước đo quan trọng của nền kinh tế

Chỉ số CPI là một trong những thước đo chính xác nhất về mức độ lạm phát của một quốc gia. Khi CPI tăng, mức giá trung bình của hàng hóa và dịch vụ cũng tăng, dẫn đến lạm phát. Nếu lạm phát không được kiểm soát, nó có thể dẫn đến suy thoái kinh tế và gia tăng tỷ lệ thất nghiệp. Chỉ số CPI phản ánh tính hiệu quả của các chính sách kinh tế, hỗ trợ chính phủ và doanh nghiệp trong việc hoạch định chiến lược và điều chỉnh chính sách phù hợp.

  • Cảnh báo về sự thay đổi giá tiêu dùng và mức sống

CPI cũng là một công cụ cảnh báo về sự biến động của giá tiêu dùng và mức sống của người dân. Khi CPI tăng, giá tiêu dùng tăng nhanh, khiến sức mua giảm và ảnh hưởng tiêu cực đến chi tiêu và mức sống. Do đó, việc theo dõi chỉ số CPI giúp chính phủ điều chỉnh các chính sách kinh tế để kiểm soát chi phí sinh hoạt và ổn định nền kinh tế.

  • Ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các công ty

Khi CPI tăng, các doanh nghiệp phải đối mặt với chi phí vay tín dụng, lương nhân viên và chi phí đầu vào cao hơn. Điều này làm tăng chi phí sản xuất và giá bán sản phẩm, gây khó khăn cho thị trường và có thể dẫn đến sự thất bại của nhiều kế hoạch kinh doanh. Kết quả là lợi nhuận kinh doanh và lợi tức cổ phiếu giảm, làm cho báo cáo tài chính kém hấp dẫn và làm giảm sự quan tâm của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán.

  • Áp lực lên chính sách tín dụng của ngân hàng

Sự thay đổi đột ngột của CPI tạo áp lực buộc nhà nước phải thực hiện chính sách tín dụng thắt chặt như giảm hạn mức tín dụng, tăng dự trữ bắt buộc và lãi suất cơ bản, cùng với các điều kiện tín dụng khác trở nên nghiêm ngặt hơn. Điều này khiến các nhà đầu tư khó tiếp cận nguồn tín dụng hơn, dẫn đến giảm đầu tư vào thị trường chứng khoán. Khi lãi suất ngân hàng tăng, việc gửi tiết kiệm hoặc mua vàng trở nên hấp dẫn hơn so với đầu tư chứng khoán, thu hẹp dòng vốn đầu tư trên thị trường chứng khoán.

Tác động của CPI đối với thị trường tài chính truyền thống

Đối với thị trường tài chính truyền thống, CPI đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá lạm phát, ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương. Bởi lẽ lạm phát cao thường khiến ngân hàng trung ương tăng lãi suất để ổn định kinh tế, từ đó ảnh hưởng đến giá trị tiền tệ và lợi nhuận của các công ty lớn.

Chẳng hạn, như anh em đã biết, đồng Yên đã mất giá trong khoảng thời gian dài vừa qua so với đồng USD. Điều này khiến công ty Apple khi bán iPhone ra tại thị trường Nhật sẽ mang lại ít tiền hơn khi đổi thành USD để mang về Mỹ. Từ đó khiến lợi nhuận của công ty giảm sút và vô hình chung khiến cho giá cổ phiếu của công ty bị suy giảm. 

Để dễ hình dung hơn thì anh em có thể tham khảo hình ảnh dưới đây. Mỗi khi chỉ số US Dollar Index tăng cao thì đồng nghĩa với chỉ số S&P500 của Mỹ bị suy giảm. Điều này đã chứng minh được tác động lớn của chỉ số này tới thị trường chứng khoán truyền thống của Mỹ.

Tác động của CPI đối với crypto

Còn đối với thị trường crypto, CPI cũng có tác động tới đường giá, nhưng chủ yếu là trong ngắn hạn nhiều hơn

Chẳng hạn, ngày 11/7 vừa qua, sau khi có tin CPI hạ nhiệt, giá Bitcoin nhanh chóng tăng lên 60,000 USD. Tuy nhiên, giá sau đó đã quay đầu trở lại mốc 57,000 USD.

Điều này khá giống với tin tức “Tether in thêm USDT" vào giai đoạn vừa rồi. Cụ thể vào tháng 9 năm ngoái tới tháng 3 vừa rồi,  khi có tin tức Tether phát hành thêm USDT, giá Bitcoin lập tức tăng trưởng. Tuy nhiên, kể từ tháng 3 đến nay, mặc dù vẫn có tin tức USDT được in ra, tuy nhiên không còn tác động quá nhiều đến giá Bitcoin nữa. 

Chẳng hạn, vào ngày 15/6 vừa qua, Tether tiếp tục in thêm 1 tỷ USD, BTC thời điểm đó là 66k. Tuy nhiên, sau tin tức trên thì giá BTC liên tục suy giảm và chạm đáy 58k

Tổng kết

Như vậy, CPI ảnh hưởng đến thị trường crypto chủ yếu trong ngắn hạn và tác động lớn đến ae trader nhiều hơn là holder. 

Đối với xu hướng dài hạn, CPI nên được xem xét cùng các chỉ số khác như lãi suất và dòng tiền cũng như xu hướng phát triển của thị trường để có cái nhìn toàn diện và đưa ra quyết định đầu tư hợp lý hơn.