• Thị trường tiền điện tử, đại diện là Bitcoin (BTC) đã chứng kiến sự tăng trưởng tích cực kể từ đầu năm 2023 dù bối cảnh thị trường không có nhiều tín hiệu lạc quan.
  • Các ngân hàng lớn tại phố Wall trở nên tuyệt vọng trước khoản lỗ 100 tỷ USD và cổ phiếu hoạt động kém hiệu quả.

Vốn hóa thị trường Bitcoin tăng 60%

Giá trị vốn hóa thị trường của Bitcoin (BTC) đã tăng thêm 194 tỷ USD tính đến tháng 3 năm 2023. Mức tăng trưởng 66% từ đầu năm đến nay (YTD) của BTC vượt xa các cổ phiếu ngân hàng hàng đầu ở Phố Wall, đặc biệt là khi lo ngại về khủng hoảng ngân hàng toàn cầu đang gia tăng.

Biểu đồ hiệu suất vốn hóa thị trường BTC hàng ngày từ tháng 4/2022 đến tháng 3/2023. Nguồn: TradingView

Hơn nữa, Bitcoin đã tách khỏi chứng khoán Mỹ lần đầu tiên sau một năm, với giá tăng khoảng 65% so với mức tăng 2,5% của S&P 500 và mức giảm 15% của Nasdaq vào năm 2023. 

Hiệu suất SPX và NDAQ YTD so với BTC/USD. Nguồn: TradingView 

Các ngân hàng Phố Wall lỗ 100 tỷ USD

Sáu ngân hàng lớn nhất của Hoa Kỳ — JPMorgan Chase (JPM), Bank of America (BAC), Citigroup (C), Wells Fargo (WFC), Morgan Stanley (MS) và Goldman Sachs (GS) — đã mất gần 100 tỷ USD trên thị trường định giá kể từ đầu năm, theo dữ liệu được thu thập bởi CompaniesMarketCap.com.

Cổ phiếu của Bank of America là cổ phiếu hoạt động kém nhất trong số các cổ phiếu ngân hàng ở Phố Wall, với mức định giá giảm gần 17% so với đầu năm. Goldman Sachs theo sau với mức giảm gần 12% so với đầu năm, tiếp theo là Wells Fargo (-9,75%), JP Morgan Chase (1%).

Hiệu suất YTD của các ngân hàng Phố Wall. Nguồn: TradingView

Định giá của các ngân hàng Hoa Kỳ đã giảm trong bối cảnh ngân hàng khu vực Hoa Kỳ đang tiếp tục sụp đổ. Đầu tiên là ngân hàng Silvergate, một ngân hàng tập trung vào tiền điện tử, đã đóng cửa vào ngày 8 tháng 3 và sau đó các nhà quản lý đã lập hồ sơ tiếp quản Ngân hàng Signature và Ngân hàng Silicon Valley vì những vấn đề liên quan đến báo cáo tài chính.

Liên quan: Sự sụp đổ của 3 ngân hàng SVB, Silvergate và Signature ảnh hưởng đến thị trường crypto như thế nào?

Cuộc khủng hoảng tiếp tục lan rộng với sự lung lay gần như sụp đổ của Ngân hàng First Republic. Ngân hàng này đã được cứu vào phút chót thông qua khoản đầu tư kết hợp trị giá 30 tỷ USD của Wells Fargo, JP Morgan Chase, Bank of America, Citigroup và các ngân hàng khác.

Phả ứng tương tự của Bitcoin trong lịch sử

Sự tăng giá của Bitcoin khi đối mặt với cuộc khủng hoảng ngân hàng đang diễn ra ở Hoa Kỳ tương tự như cách nó phản ứng trong các vụ sụp đổ ngân hàng ở Síp và Hy Lạp.

Giá của BTC đã tăng tới 5.000% trong cuộc khủng hoảng tài chính ở Síp vào năm 2013, do các ngân hàng Síp tiếp xúc với các công ty bất động sản khu vực có đòn bẩy quá cao.

Hiệu suất BTC/USD trong cuộc khủng hoảng ngân hàng Síp năm 2013. Nguồn: TradingView

Tình hình nghiêm trọng đến mức chính quyền Síp, vào tháng 3 năm 2013, đã đóng cửa tất cả các ngân hàng để tránh ngân hàng rút tiền.

Khi Hy Lạp đối mặt với một cuộc khủng hoảng tương tự vào năm 2015 và áp đặt các biện pháp kiểm soát vốn đối với người dân để tránh ngân hàng rút tiền, giá Bitcoin đã tăng 150% trong khoảng thời gian này. 

Hiệu suất BTC/USD trong cuộc khủng hoảng ngân hàng Hy Lạp năm 2014. Nguồn: TradingView

Ilan Solot, đồng Giám đốc của Marex ở London, lưu ý rằng: "Những lo ngại về sự ổn định của hệ thống ngân hàng, cùng với việc lãi suất thực giảm, tạo ra một môi trường tốt để Bitcoin hồi phục". 

Lời kết

Bitcoin đang được mong chờ phục hồi mạnh mẽ sau những tháng đầu năm 2023 khá suôn sẻ. Tuy vậy, chúng ta vẫn phải theo dõi những diễn biến tiếp theo của thị trường, đặc biệt là cuộc họp sắp tới của Fed trong tháng 3 để đưa ra những quyết đầu tư đúng đắn.