Web 3 là gì?

Web 3 là phiên bản thứ 3 của công nghệ website có khả năng cung cấp cách sử dụng và các dịch vụ khác nhau trên web hoặc ứng dụng. Web 3 được xây dựng bằng trí tuệ nhân tạo (AI), máy học (machine learning) và web ngữ nghĩa (Semantic Web), đồng thời sử dụng hệ thống bảo mật blockchain để giữ cho thông tin được an toàn và bảo mật. Bằng cách triển khai trí tuệ nhân tạo và công nghệ blockchain, Web 3.0 sẽ xác định lại trải nghiệm web với những thay đổi về cấu trúc để nâng cao trải nghiệm người dùng.

Sự hình thành các thế hệ Web

Web 3 được sinh ra từ sự phát triển tự nhiên của các công cụ web thế hệ cũ kết hợp với các công nghệ tiên tiến như AI và Blockchain, cũng như sự kết nối giữa người dùng và việc sử dụng internet ngày càng tăng. Rõ ràng, Internet 3 là một bản nâng cấp cho các thế hệ web trước nó là web, web 1 và web 2

Web 1-2-3

Web là gì?

Web (hay website) là một tập hợp thông tin có thể được truy cập thông qua Internet. Tập hợp thông tin này chính là những thứ được phát triển và đăng tải lên Web, từ các bài báo, mạng xã hội, trang giải trí,…

Có khá nhiều người thường nhầm lẫn Web với Internet, Internet là hạ tầng còn Web chính là những thứ được phát triển trên hạ tầng đó. Một ví dụ đơn giản có thể liên tưởng là:
Internet giống như một cái hiệu sách.

Web chính là các bộ sưu tập sách trong hiệu sách đó.
Tập hợp thông tin chính là những quyển sách trong các bộ sưu tập sách.
Tất cả giúp hình thành nên không gian mạng mà ta đang truy cập ngày nay.

Web 1.0 – Hiển thị thông tin

Được gọi là thế hệ web hiển thị thông tin (static website). Web 1.0 ra đời vào năm 1989 cùng với sự xuất hiện của internet. Web 1.0 đã tạo ra một nơi giúp người dùng có thể tiếp cận thông tin từ xa thông qua internet một cách dễ dàng hơn.

Tuy nhiên, Web 1.0 lúc đó căn bản là chỉ là những dòng text được gắn thêm các đường link dẫn đến các bài khác. Người dùng hầu hết chỉ là những người tra cứu thông tin (consumers) và không thể tương tác với nội dung mình đọc được. Việc sáng tạo nội dung để đăng lên web cũng rất bị hạn chế vào thời điểm đó.

Web 2.0 – Chuyển giao thông tin

Cùng với sự phát triển của internet và số lượng người dùng, các nhu cầu mới trên nền tảng web cũng phát sinh. Thế hệ web 2.0 phát triển mạnh mẽ cho tới tận ngày nay.

Web 2.0 khắc phục được việc truyền tải thông tin một chiều, cho phép người dùng tương tác với trang web theo các yêu cầu riêng biệt.

Với web 2.0 bạn có thể đăng ký tài khoản, bình luận, tạo bài viết, post video trên youtube hay tạo trang mạng xã hội riêng của mình trên Facebook, Instagram…Về mặt công nghệ thì có thể hiểu web 2.0 là những web có mã nguồn gồm cả phần front end và back end tức là có thêm ngôn ngữ server kèm theo như PHP, Node JS, Java,… cùng với một hệ quản trị cơ sở dữ liệu nào đó như Mysql, Mongodb,…

Nhờ có web 2.0 mà thế giới Internet dần trở nên phẳng hơn rất nhiều, những gì web 2.0 mang lại thật sự rất tuyệt vời. Mọi người trên thế giới có thể tương tác với nhau và tiếp cận nhiều thông tin hơn.

Tuy nhiên sau một thời gian dần dần các ông lớn công nghệ như Twitter, Facebook,… dần thống trị web 2.0 và họ đã khai thác thông tin người dùng để triển khai các dịch vụ khác như quảng cáo để kiếm lợi cho bản thân.

Dù bạn là người góp phần xây dựng nên web 2.0 nhưng nó lại thuộc về các ông lớn trên. Họ hoàn toàn có thể dễ dàng xoá nội dung hoặc thậm chí khoá tài khoản cá nhân đó. Chính vì còn một số bất cập của web 2 nên web 3 đã ra đời nhằm giải quyết các vấn đề còn tồn đọng.

Web 3.0 – Chuyển giao giá trị

Web 3

Web 3.0 là phiên bản được ra đời để giải quyết các vấn đề của Web 2.0. Với Web 3.0, quyền lực được đưa về tay người dùng, bản thân người dùng chính là người sở hữu (owners) cho thông tin của mình và không thể bị can thiệp bởi bất kỳ ai.

Việc không phải chịu những hạn chế của Web 2.0 cũng là tiền đề để mở ra một kỉ nguyên mới khi người dùng có thể chuyển giao giá trị trên Web một cách tự do và không cần quá nhiều yếu tố về lòng tin.

Các đặc điểm của Web 3 bao gồm

Phi tập trung: Thay vì bị kiểm soát bởi các tổ chức phi tập trung, quyền sở hữu được phân phối giữa người dùng và nhà phát triển.
Permissionless: Ai cũng không bị ngăn cấm và có quyền tham gia vào web3.
Có hệ thống thanh toán chuyên biệt: Áp dụng hệ thống tiền mã hoá thay vì dựa vào hạ tầng lạc hậu của các tổ chức tài chính và ngân hàng
Trustless: Vận hành dựa mà không cần lòng tin giữa các bên.

Web 3 hoạt động như thế nào?

Ý tưởng đằng sau web 3.0 là làm cho các tìm kiếm trên Internet nhanh hơn, dễ dàng hơn và hiệu quả hơn nhiều để xử lý ngay cả những câu tìm kiếm phức tạp trong thời gian ngắn.

Trong một ứng dụng web 2.0, người dùng phải tương tác với giao diện người dùng của nó, giao diện này sẽ giao tiếp với backend của nó, giao tiếp với cơ sở dữ liệu của nó. Toàn bộ mã được lưu trữ trên các máy chủ tập trung, được gửi đến người dùng thông qua trình duyệt Internet.

Web 3.0 không có cơ sở dữ liệu tập trung lưu trữ trạng thái ứng dụng cũng như không có máy chủ web tập trung nơi chứa logic backend. Thay vào đó, có một blockchain để xây dựng ứng dụng trên một máy trạng thái phi tập trung và được duy trì bởi các nút ẩn danh trên web.

Logic của các ứng dụng của bạn được xác định trong các Smart Contracts , được viết bởi các nhà phát triển, được triển khai trên máy trạng thái phi tập trung.

Đây là hình mô tả hoạt động của một ứng dụng Web 3

Đột phá về công nghệ: Web 3.0 thừa hưởng các đặc tính tốt của Web 2.0 và có thêm những yếu tố giúp giải quyết hạn chế của Web 2.0 bao gồm:

Verifiable: Mọi thứ đều minh bạch và có thể xác nhận on-chain.

Trustless & Permissionless: Hạn chế tối đa những yếu tố liên quan đến lòng tin và bất kỳ ai cũng có thể tham gia.

Self-Governing: Lấy người dùng làm trọng tâm, bản thân người dùng có toàn quyền với thông tin và tài sản của mình.

Distributed: Quyền lực được phân phối cho người dùng và các quyết định sẽ được đưa ra và thực hiện bởi các tổ chức tự trị phi tập trung (DAO). Tất cả đều không thể bị kiểm soát bởi một bên tổ chức tập trung nào đó.

Native built-in payments: Các ứng dụng của Web 3.0 không yêu cầu người dùng phải cung cấp thông tin cá nhân và không thể ngăn cản việc thanh toán, giao dịch của người dùng

Tiềm năng của Web 3 trong tương lai

Không phải ngẫu nhiên blockchain có thể phát triển mạnh mẽ như vậy, chúng là một phần không thể thiếu trong sự hình thành của Web 3.0. Có thể nói nhờ blockchain mà có Web 3.0 và nhờ Web 3.0 mà blockchain có thể phát triển.

Những đột phá của Web 3.0 đã và đang mở ra những cánh cổng lớn, giúp tạo ra những mô hình kinh doanh và ngành nghề mà trước đây ta khó có thể tưởng tượng tới.

Minh chứng điển hình nhất vào thời điểm hiện tại chính là Crypto. Việc áp dụng công nghệ blockchain với việc loại bỏ yếu tố lòng tin, loại bỏ sự cần thiết của bên thứ ba trong giao dịch đã tạo ra những trải nghiệm và những sản phẩm thực sự tuyệt vời.

Chỉ cần một chiếc ví Non-Custodial, ta có thể gửi tiền cho bất kỳ ai ở bất kỳ đâu trên thế giới.
Nhờ DeFi, ta có thể gửi tiền trong ngân hàng mà không cần phải đến ngân hàng trong khi lãi suất tốt hơn, ta có thể vay mà không cần nhìn mặt chủ nợ, ta có thể tối ưu lợi nhuận bằng cách xoay vòng vốn hoặc farming.

Nhờ các game Play to Earn và NFT mà tài sản trong game của người chơi là của người chơi và không thể bị phá hủy, đồng thời cũng tạo ra một nguồn thu nhập từ game.

Ngoài ra còn rất nhiều những đột phá khác đang chờ được khám phá.
Chỉ trong một năm từ tháng 11 năm 2020 đến tháng 11 năm 2021, vốn hóa của thị trường tăng từ $450 tỷ đô lên hơn $3,000 tỷ đô, một tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc.

Nếu như năm 2021 là một năm tăng trưởng chóng mặt của thị trường thì sang năm 2022 thị trường có dấu hiệu đi xuống. Từ tháng 11 năm 2021 đến tháng 11 năm 2022, vốn hóa của thị trường giảm xuống từ $3000 tỷ đô xuống còn $1000 tỷ đô, một con số đáng báo động.

Dù đang trong mùa đông tiền số, Web3 vẫn nhận được sự quan tâm lớn của các công ty khởi nghiệp lẫn các quỹ đầu tư lớn. Hồi tháng 6, Magic Eden, startup trong lĩnh vực Web3, trở thành tâm điểm của giới công nghệ toàn cầu khi huy động được 130 triệu USD đầu tư, nâng định giá công ty lên 1,6 tỷ USD.

Trong vòng chưa đầy 9 tháng, Magic Eden đã phát triển gấp mười lần. Trong khi đó, Binance và Andreessen Horowitz (A16z) đang là những nhà đầu tư lớn nhất của lĩnh vực này với trị giá lần lượt là 500 triệu và 600 triệu USD.

Hạn chế của Web 3

Tuy có một tiềm năng rất to lớn nhưng phải thừa nhận rằng Web 3.0 vẫn còn ở giai đoạn khá sơ khởi.
Một vài hạn chế có thể kể đến như:
Tính mở rộng: Vẫn còn một khoảng cách lớn giữa Web 2.0 và Web 3.0 nếu xét về tính mở rộng, tốc độ xử lý, chi phí,…
Nhiều giao thức Web3 đã làm tổn hại đến tính phân quyền và bảo mật bằng cách ưu tiên khả năng mở rộng. Bằng cách này, các dự án này có thể nhanh hơn và có thể cung cấp các giao dịch chi phí thấp nhưng cách tiếp cận của chúng dẫn đến việc tập trung hóa trở lại.

Đã có một số giải pháp Web3 bị tấn công vì chúng không đủ phân cấp. Các ứng dụng Web3 khác đôi khi đã bị đóng cửa, mang lại sự bất an và không chắc chắn cho người dùng.

UX: Trải nghiệm người dùng vẫn chưa thực sự tốt vì để tham gia các sản phẩm của Web 3.0 như Crypto, người dùng cần phải học những kiến thức mới, tải những phần mềm mới và thao tác nhiều bước khác nhau. Đây là một rào cản để tiến tới mass-adoption.

Có thể lý giải là web 3.0 đang trong giai đoạn đầu phát triển, nên trọng tâm hiện tại của các giao thức Web3 là xây dựng bộ giải pháp đầu tiên, hướng đến khái niệm về nó trước. Đây là điều mà các nền tảng Web2 như Facebook và Google đã làm rất xuất sắc là cung cấp UI/UX tiện lợi, thân thiện với người dùng của họ.

Tính tiếp cận: Các ứng dụng hầu hết được build độc lập chứ không được tích hợp với các ứng dụng phổ biến và quen thuộc của Web 2.0, làm giảm tính tiếp cận đến với người dùng.

Chi phí: Chi phí để phát triển một dự án là rất đắt đỏ, những dapps thường gặp khó khăn trong việc đưa code lên blockchain vì phí gas của Ethereum hay chi phí phải bỏ ra trong việc audit cũng rất cao.

Mặc dù web3 còn hạn chế nhưng mọi thứ đều đang được khắc phục dần. Việc còn ở giai đoạn sớm và còn nhiều vấn đề cần giải quyết cũng đồng nghĩa với việc mở ra nhiều cơ hội cho những con người tin tưởng vào tương lai của Web 3.0 và phát triển những sản phẩm liên quan.

Ứng dụng của Web 3

Với cốt lõi là blockchain, Web 3.0 giúp cho việc mở rộng phạm vi ứng dụng và dịch vụ mới, chẳng hạn như:
NFT. Non-fungible tokens (NFT) là các token duy nhất và được lưu trữ trong một blockchain với hàm băm mật mã (cryptographic hash).

DeFi. Tài chính phi tập trung (Decentralized Finance) là một ứng dụng mới mẻ của Web 3.0, nơi blockchain phi tập trung được sử dụng làm cơ sở cho phép các dịch vụ tài chính thoát khỏi những ràng buộc của cơ sở hạ tầng ngân hàng tập trung truyền thống.

Tiền điện tử. Tiền điện tử (như Bitcoin) được tạo ra thông qua các ứng dụng Web 3.0, điều này tạo ra một thế giới tiền tệ mới nhằm mục đích tách biệt với thế giới tiền mặt truyền thống.

dApp. Các ứng dụng phi tập trung (Decentralized applications) là các ứng dụng được xây dựng trên nền tảng của blockchain và sử dụng các smart contract để cho phép cung cấp dịch vụ theo phương pháp lập trình được login vào một sổ cái bất biến.

Cầu nối Cross-chain. Có nhiều blockchains trong thế giới Web 3.0 và các cầu nối Cross-chain cung cấp một số loại kết nối giữa chúng.

DAOs. Các DAO được thiết lập để có khả năng trở thành các thực thể tổ chức cho các dịch vụ Web 3.0, cung cấp một số cấu trúc và quản trị theo cách tiếp cận phi tập trung.

Sự khác biệt giữa Web 3 và metaverse

Trong khi Web 3.0 chủ yếu nói về việc ai sẽ sở hữu và kiểm soát internet của ngày mai, metaverse tập trung vào cách người dùng sẽ trải nghiệm internet của tương lai

Web3 nói về quyền sở hữu và kiểm soát phi tập trung và đưa web vào tay người dùng và cộng đồng. Mặt khác, metaverse là một thực tế kỹ thuật số được chia sẻ cho phép người dùng kết nối với nhau, xây dựng nền kinh tế và tương tác trong thời gian thực và không quan tâm ai sở hữu nó.

Web3 cũng được xây dựng trên chuỗi khối và tiền điện tử, trong khi metaverse sử dụng các công nghệ như AR/VR và tiền kỹ thuật số. Điều này là do Web3 được phân cấp và không có ảnh hưởng hoặc kiểm soát lớn của công ty.

Cả hai cũng khác nhau về cách chúng được sử dụng. Web3 là một bộ tiêu chuẩn mới về cách sử dụng và quản lý Internet. Metaverse là về chơi game, mạng xã hội, bán lẻ và các trải nghiệm khác.

Kết luận cuối cùng từ cuộc tranh luận về web 3.0 và metaverse là cả hai công nghệ đều hỗ trợ lẫn nhau một cách hoàn hảo. Bạn có thể xác định rõ ràng metaverse và web 3.0 có liên quan và phụ thuộc lẫn nhau nhiều hơn như thế nào.

Siêu dữ liệu là một không gian kỹ thuật số và web 3.0 ủng hộ web phi tập trung, có thể dùng làm cơ sở cho kết nối trong siêu dữ liệu.

Ngoài ra, nền kinh tế của người sáng tạo trong metaverse có thể bổ sung tầm nhìn của web 3.0 để phát triển một thế giới tài chính mới với các giải pháp phi tập trung. Tuy nhiên, metaverse còn lâu mới phát triển và sẽ cần một sự thúc đẩy mạnh mẽ về mặt công nghệ cơ bản.

Mặt khác, web 3.0 đang định hình hoàn hảo với sự phát triển vượt bậc của NFT và DeFi gần đây. Chúng ta hãy chờ xem metaverse và web 3.0 sẽ hình thành như thế nào trong tương lai.

Xu hướng Web3 ở Việt Nam

Các dự án Web3 ở Việt Nam đang thu hút hàng loạt quỹ đầu tư, công ty blockchain quốc tế đổ về khiến thị trường thêm sôi động.

Chỉ trong một thời gian ngắn, các startup về Web3 Việt Nam đã thu hút sự chú ý của các quỹ đầu tư quốc tế. Đầu tháng 9, cuộc thi BNB Chain Web3 Accelerator Việt Nam do Binance tổ chức đã quy tụ 150 dự án trong nước tham gia. Đến giữa tháng, NEAR (Thụy Sĩ) cũng thành lập trung tâm Web3 tại Việt Nam.

Mới đây trong sự kiện ngày 18/10, đại diện dự án Polkadot cũng nhấn mạnh Việt Nam đang là một trong những điểm nóng về phát triển Web3 trên toàn cầu. Do đó, hệ sinh thái blockchain này quyết định đầu tư vào Việt Nam để xây dựng nguồn nhân lực cho Web3.

Khác biệt lớn nhất của làn sóng Web3 ở Việt Nam so với trào lưu GameFi là sự tham gia của cả các tập đoàn công nghệ lớn chứ không chỉ startup.

Tại Hội nghị Thượng đỉnh Blockchain Việt Nam hôm 19/10, ông Vũ Anh Tú - Giám đốc công nghệ của FPT, khẳng định: "Web3 và blockchain đã được ứng dụng vào hệ sinh thái Made by FPT để phát triển những sản phẩm, giải pháp, nền tảng có tính mở, linh hoạt, bảo mật, có tính ứng dụng cao trong mọi lĩnh vực, mang lại giá trị bền vững cho khách hàng trên toàn cầu".

Buổi trình diễn thời trang số trên Web3 của nhà thiết kế Lê Thanh Hòa hôm 27/10.
Cuối tháng 10, nhà thiết kế Lê Thanh Hòa đã tổ chức sàn diễn catwalk kết hợp online and offline. Trong show diễn An trên Web3, khán giả có thể xem người mẫu ảo trình diễn các bộ sưu tập thời trang trong một không gian số sống động.

Bên cạnh đó, một số nền tảng thương mại điện tử như Tiki, Fado cũng áp dụng công nghệ để mở rộng tệp khách hàng và đem đến những trải nghiệm mới cho người dùng.
"Chính sự phát triển năng động của cả nhóm startup lẫn tập đoàn công nghệ lớn đã khiến Việt Nam có thể trở thành thị trường có tốc độ phát triển và phủ sóng Web3 dẫn đầu Đông Nam Á", ông Lew Trần nhận định.

Các dự án đồng coin web 3.0 tiềm năng đáng quan tâm

Trend web 3.0 nổi lên, không ít dự án đi theo xu hướng này cũng được đưa ra thị trường. Tuy nhiên, không phải dự án nào cũng chất lượng, rất nhiều dự án web 3.0 cũng đã “bị xoá sổ" chỉ sau một thời gian ngắn. Vậy đâu là các dự án đồng coin web 3.0 tiềm năng đáng chú ý nhất ở thời điểm hiện tại?

Dưới đây là những đồng coin web 3.0 được đánh giá là tiềm năng về dài hạn. Lưu ý, đây không phải là một bảng xếp hạng các đồng top coin web 3.0.

Polkadot (DOT): Nhắc đến các dự án đồng coin web 3.0 tiềm năng mà không nhắc đến Polkadot và DOT coin thì quả là một thiếu sót lớn.

Dự án đã được ra mắt vào 2016 bởi các nhà phát triển hàng đầu, trong đó có cả Gavin Wood. Chính vì thế mà dự án web 3.0 này đã rất được mong đợi.

Nó mang đến một giải pháp tương tác thực sự, mở rộng mạng lưới giao dịch, mang lại một môi trường, nền tảng đổi mới nhưng vẫn đảm bảo an toàn.

Filecoin (FIL): Dự án này mang lại cho người dùng một mạng lưới lưu trữ phi tập trung, đồng thời mang lại cơ hội đầu tư thụ động cho người dùng.

Theta Network (THETA): Đồng coin web 3.0 cuối cùng được giới thiệu trong bài viết các dự án đồng coin web 3.0 tiềm năng hôm nay là một dự án với lĩnh vực hoàn toàn khác.

Không phải nền tảng giao dịch, không phải giải pháp lưu trữ mà là một mạng lưới, nền tảng giải trí, video được xây dựng trên blockchain.

Điểm đặc biệt là dự án web 3.0 này đã có được mạng lưới xác thực từ cả những cái tên nổi bật trên thị trường như Google, Sony, Samsung,…

Tổng kết

Bên cạnh các ưu điểm thì web 3.0 cũng có những nhược điểm khi không chịu sự quản lý của bất cứ cơ quan, tổ chức nào.

Tuy nhiên, cho đến hiện tại thì các dự án web 3.0 mới chỉ trong giai đoạn đầu, còn rất nhiều thứ có thể phát triển hơn nữa.

Chính vì vậy mà các dự án đồng coin web 3.0 tiềm năng cũng hoàn toàn đáng được mong chờ sẽ càng bùng nổ hơn trong tương lai.

>>>Xem thêm: ChatGPT châm ngòi cho cuộc chiến AI