DeFi sẽ đóng một vai trò lớn hơn trong thị trường tiền điện tử sau những sai lầm nghiêm trọng của các sàn giao dịch tập trung trong việc quản lý quỹ của người dùng trên diện rộng. Cùng với đó, các hiệu ứng lan tỏa sẽ dẫn đến các xu hướng DEFI mới trong năm 2023.
Bài viết này sẽ đề cập các xu hướng nổi bật của DEFI năm 2023 dựa trên Cẩm nang tiền điện tử của CoinMarketcap 2023 và những phân tích, dự đoán từ các chuyên gia trong ngành. Hãy dành chút thời gian khám phá những xu hướng sắp tới trong DeFi để biết liệu ngành này có thực sự cất cánh trong năm nay và đâu là tiềm năng phát triển nhất trong DeFi?
Trước khi đi sâu vào bài viết, một số tuyên bố về trách nhiệm được đưa ra từ nhóm biên tập:
1 - Bài viết dựa trên nguyên tắc tham khảo chọn lọc, do đó một số yếu tố có thể bị bỏ sót trong quá trình tổng hợp.
2 - Bài viết mang tính chất thông tin tham khảo từ các nhà phân tích và không phải lời khuyên tài chính.
Tổng quan DeFi năm 2022
Không có gì bất ngờ khi năm 2022 không phải là một năm tuyệt vời đối với DeFi, một ngành được cho là bùng nổ bằng cách mang lại lợi nhuận cao không bền vững. Một báo cáo mới từ Liên minh bảo mật blockchain đã chỉ ra rằng DeFi là một trong những ngành bị tổn thương nặng nề nhất trong năm 2022 với 113 lần bị tấn công trong tổng số 167 sự cố bảo mật lớn, chiếm 67,6% tổng số ghi nhận.
Sau những cuộc càn quét khốc liệt của thị trường thì vốn hóa thị trường DeFi đã giảm mạnh 72,9% so với năm 2021. Trong đó, các giao thức cho vay và các công cụ tổng hợp lợi suất là những lĩnh vực hoạt động kém nhất trong năm 2022 với mức giảm lần lượt 80,5% và 85,3%. Các giao thức như Convex Finance (CVX) và Alchemix (ALCX) bị giảm tới 95,0%.
Mặc dù vậy, DEXs vẫn tận dụng cơ hội trước các CEXs để tăng thị phần 45,4% hay các công cụ phái sinh đã vượt qua các công cụ tổng hợp lợi suất để duy trì thị phần mức 7,9%.
Cuối năm 2022 đã chứng kiến đã chứng số tiền bị đánh cắp từ DeFi có giá trị thấp nhất trị giá 62 triệu USD vào tháng 12. Mặc dù con số này có vẻ nhẹ nhõm hơn so với các vụ hack trước đó trong năm nhưng các chuyên gia an ninh vẫn cảnh báo rằng hệ sinh thái sẽ không giảm các vụ khai thác, cho vay chớp nhoáng hoặc lừa đảo vào năm 2023.
Các xu hướng DeFi đáng quan tâm năm 2023
DEXs hồi sinh khi CEXs thụt lùi
Các ứng dụng phi tập trung (dApps), cụ thể là DEXs đã trở thành đòn bẩy quan trọng cho sự phát triển của DeFi vào năm 2023. Bởi lẽ đây là giải pháp thay thế tự nhiên giúp người dùng rời khỏi các sàn giao dịch tập trung CEXs sau những sự sụp đổ đáng tiếc của thị trường tiền điện tử. Nhiều người dùng trở nên lo lắng về sự thiếu minh bạch và kiểm soát trên các nền tảng tập trung này và sợ mất tiền trên CEX.
Dù rằng trước đó CEX - vốn đã tồn tại lâu hơn DEX và có khối lượng giao ngay ghi nhận vào tháng 5 năm 2021 đạt đỉnh 2,3 nghìn tỷ USD, gần tương đương với khối lượng DEX mọi thời đại. Không những vậy, sau sự sụp đổ chóng vánh của một số sàn CEX, công cuộc cung cấp PoR do Binance khởi xướng nhằm giữ niềm tin của người dùng cũng không thể kìm hãm sự thụt lùi của CEXs.
Chính điều này dẫn đến sự hồi sinh của DEXs dù rằng thực tế DEXs sẽ phức tạp hơn và đòi hỏi người dùng thông thường phải cẩn thận hơn vì họ phải bảo mật khóa riêng của mình. CoinMarketCap cũng chỉ ra rằng DEXs đang dần ăn sâu vào thị trường CEXs, minh chứng bằng tỉ lệ khối lượng giao ngay DEX so với CEX đã tăng lên đều đặn, đạt đỉnh 25% vào tháng 2 năm 2022.
Uniswap nâng cao vị thế của DeFi
Những điều thú vị trong DeFi cũng đã diễn ra trong năm 2022. Cụ thể chúng ta chứng kiến cơ chế thanh khoản như mã thông báo GLP của GMX và kho tiền DAI của GNS đóng vai trò thanh khoản của các đối tác, hay Perp v2 và Rage Trade tận dụng cơ chế thanh khoản tập trung của Uniswap v3 để cải thiện thanh khoản và kinh nghiệm giao dịch.
Uniswap vẫn là DEX hàng đầu theo TVL và vốn hóa thị trường của nó đã tăng cao hơn ETH vào năm 2022. Sau khi giấy phép cho Uniswap v3 hết hạn vào tháng 4 năm 2023, Uniswap v4 có thể ra mắt với nhiều tính năng thú vị hơn nữa, đây có thể là một bước ngoặt cho không gian DEX.
Với những lợi ích an toàn được đưa vào công nghệ DEX, nhiều nhà phân tích cũng dự đoán rằng người dùng sẽ ưa thích DEX hơn CEX do tính minh bạch tăng lên, tài sản lưu ký và quyền truy cập không cần cấp phép. Tuy nhiên DEX và CEX vẫn sẽ cạnh tranh trong thị trường khách hàng và để lật ngược sự thống trị của CEX, DEX cần:
- Tạo ra quy trình giới thiệu thân thiện hơn
- Cải thiện trải nghiệm người dùng, đặc biệt là mảng bán lẻ
- Cạnh tranh về phí và chi phí giao dịch
Các công cụ phái sinh và quyền chọn phi tập trung
Các công cụ phái sinh được biết đến là một trong những thị trường lớn nhất thế giới về giá trị và khối lượng danh nghĩa. Khi các sàn giao dịch tập trung bị giáng một đòn mạnh thì sự thu hút lại càng được dồn vào các các công cụ phái sinh và các lựa chọn thay thế phi tập trung.
Vào năm 2023, khối lượng các công cụ phái sinh tiền điện tử sẽ tiếp tục tăng do hai yếu tố: sự phát triển của cơ sở hạ tầng có liên quan như các ứng dụng cho tài chính phi tập trung (DeFi) và do các bên trung gian minh bạch và chuyên nghiệp hơn có kế hoạch tham gia vào không gian. Cuối cùng, điều này sẽ dẫn đến nhiều tổ chức tham gia hơn.
Giống như đặc điểm của thị tường tập trung, hợp đồng tương lai vĩnh viễn chiếm phần lớn khối lượng của các công cụ phái sinh phi tập trung. Đầu tiên trong danh mục là Giao thức vĩnh viễn (Perpetual Protocol) và mới nhất là dYdX, khối lượng hànng ngày của các perp phi tập trung trung bình là 3 tỷ USD.
Vào năm 2023, có thể các tùy chọn sẽ được áp dụng nhiều hơn với sự gia tăng của một câu chuyện mới có tên "OpFi", viết tắt của "cơ sở hạ tầng DeFi được cung cấp bởi các tùy chọn".
Ví tự quản DeFi
Các ví tự quản đã trở thành cơ chế thiết yếu trong xu hướng DeFi, cho phép các nhà đầu tư lưu trữ tài sản của mình một cách an toàn và có khả năng tiếp cận cao.
Sự lên ngôi của các ví tự quản càng thu hút khi liên tiếp là các vụ sụp đổ, ngừng rút tiền và nộp đơn xin phá sản của các tổ chức tiền điện tử diễn ra trong năm 2022. Điều này đã vang hồi chuông cảnh báo các nhà đầu tư khi tin tưởng giao chìa khóa của mình cho một thực thể tập trung.
Một cuộc khảo sát của CoinMarketCap về xu hướng hành vi người dùng ví đã chỉ ra 43% người dùng Trust Wallet được khảo sát vẫn lưu trữ một lượng đáng kể tiền điện tử của họ trên các sàn giao dịch tập trung. Tuy nhiên, 57% người dùng còn lại tự quản lý phần lớn tài sản của họ trên Trust Wallet - ví DeFi tốt nhất với hơn 7 triệu tài sản tiền điện tử được hỗ trợ.
Để xu hướng ví tự quản có thể phát triển hơn nữa trong năm 2023, các nhà cung cấp ví nên tập trung trong việc nỗ lực mang lại giá trị thực cho người dùng bằng cách kích hoạt tiền điện tử theo nhiều cách khác nhau. Không những vậy, sự hợp tác giữa người dùng và tổ chức cũng là cơ hội để trao quyền sở hữu tài sản kỹ thuật số và mở rộng khả năng truy cập web3.
Sự xuất hiện của CBDC
Cùng với sự phát triển của tài sản trong thế giới thực, tiền tệ kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương hay gọi tắt là tiền mã hóa (CBDC) cũng đã dần được ứng dụng vào cuộc sống hiện đại tại một số quốc gia.
Tại Trung Quốc, đứng trước sự bùng nổ của thương mại điện tử và mối lo ngại pháp lý khi các Big Tech áp dụng tiền mã hóa vào giao dịch, NHTW Trung Quốc đã cấm các tổ chức này sử dụng các giao dịch Bitcoin, không coi tiền mã hóa là đồng tiền pháp định.
Đổi lại, Trung Quốc đã và đang phát triển đồng tiền điện tử e-CNY trở thành đồng tiền pháp định kỹ thuật số do Nhà nước quản lý. Tất nhiên, việc phát minh này cũng thể hiện tham vọng của Trung Quốc nhằm phát triển mạnh đồng tiền CBDC e-CNY để cạnh tranh vai trò thanh toán quốc tế của đồng USD.
Trong khi đó, Việt Nam dường như vẫn đang "từ từ" trong các chính sách ứng dụng Blockchain và chấp thuận tiền kỹ thuật dù trước đó Việt Nam được xếp hạng dẫn đầu 2 năm liên tiếp trong tổng số 146 nước về mức độ chấp nhận tiền mã hóa.
CBDC sẽ được ứng dụng nhiều hơn trong năm 2023 nhưng vẫn phải nhìn nhận rằng, với sự phổ biến của stablecoin trong DeFi thì CBDC sẽ khó vượt qua trong thời gian ngắn khi nó còn phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng, công nghệ và quyết định của NHTW liên quan chính sách tiền tệ.
Các công cụ phái sinh đặt cược thanh khoản (LSD)
Các giao thức đặt cược thanh khoản giúp hàng nghìn nhà đầu tư Ethereum có thể đặt cược ETH dễ dàng hơn và giúp khởi động tính bảo mật của chuỗi khối Proof-of-Stake sau hợp nhất của Ethereum.
Sau sự hợp nhất, tính kinh tế của việc đặt cược còn trở nên hấp dẫn hơn. Với việc lạm phát ETH giảm xuống gần bằng 0 và những người xác thực kiếm được doanh thu thực (tiền boa và MEV) trên mỗi khối được xử lý, "lợi nhuận thực" cho các nhà đầu tư cũng sẽ tăng lên.
Vào năm 2023, việc nâng cấp Thượng Hải sẽ là một sự kiện lớn tiếp theo sau sự hợp nhất Ethereum, cho phép ETH một lần nữa được rút thành ETH thanh khoản. Trước khi quá trình nâng cấp Thượng Hải hoàn tất, không có cách nào để ETH được đặt cọc có tính thanh khoản. Vì vậy, Lido đã làm cho các công cụ Phái sinh Đặt cược Thanh khoản Liquid Staking Derivatives (LSD) trở nên phổ biến, bắt đầu với ETH.
Do đó, nhiều nhà phân tích kỳ vọng rằng Lido sẽ là dApp tạo phí hàng đầu vào năm 2023 trên tất cả các loại tiền điện tử và thị phần của Rocket Pool có thể gấp 5-10 lần.
Lời kết
DeFi là một trong những tiến bộ thú vị nhất hiện nay trong công nghệ tài chính, mang lại tiềm năng cho một trung tâm tài chính thay thế có tính bảo mật cao, tính minh bạch, tính toàn vẹn dữ liệu và khả năng truy cập.
Vài năm qua có thể được coi là chu kỳ đầu tiên của DeFi và cũng giống như cách mà Internet đôi khi nở rộ và thậm chí còn bị coi là mốt nhất thời trước khi nó được áp dụng đại trà, DeFi dự kiến sẽ trải qua nhiều chu kỳ đổi mới và thất bại trước khi nó hoàn thành.
DeFi có thể chưa phải là điểm nhấn ấn tượng của năm 2022, nhưng chắc chắn rằng những điều thú vị của DeFi sẽ diễn ra trong năm 2023. Và tất nhiên, bối cảnh thị trường hiện nay vẫn là một cơ hội giúp thị trường loại bỏ những thông tin sai lệch và cường điệu do sự bùng nổ DeFi và các nhà đầu tư sẽ kiên nhẫn nghiên cứu những xu hướng mới có thể xảy ra trong dài hạn.