Chúng ta ngày càng nghe nhiều về thuật ngữ API ở trong việc kết nối giữa các thư viện với các ứng dụng khác ở trên máy tính. Vậy API là gì? Cách thức hoạt động của API ra sao? Bài viết này sẽ giúp bạn trả lời những thắc mắc đó, đồng thời hướng dẫn chi tiết về API cho những ai mới bắt đầu.
API là gì?
API là cụm từ viết tắt của Application Programming Interface hay còn có nghĩa là giao diện lập trình ứng dụng.
Đây là các phương thức, giao thức có thể kết nối đến với các ứng dụng khác hoặc là các thư viện. Nhờ đó, chúng cung cấp được khả năng truy xuất dữ liệu nhanh thần kỳ cho một tập các hàm mà người dùng hay sử dụng. Việc trao đổi dữ liệu, trao đổi thông tin nhờ có lập trình API sẽ tiện lợi hơn bao giờ hết.
Các API hoạt động trên internet sử dụng URL http:// được gọi là API web. Trên web, bạn gửi một yêu cầu đến API để lấy và đăng thông tin.
4 đặc điểm nổi bật của API
- API sử dụng mã nguồn mở, dùng được với mọi client hỗ trợ XML, JSON.
- API có khả năng đáp ứng đầy đủ các thành phần HTTP: URI, request/response headers, caching, versioning, content forma…. Bạn có thể sử dụng các host nằm trong phần ứng dụng hoặc trên IIS.
- Mô hình web API dùng để hỗ trợ MVC như: unit test, injection, ioc container, model binder, action result, filter, routing, controller. Ngoài ra, nó cũng hỗ trợ RESTful đầy đủ các phương thức như: GET, POST, PUT, DELETE các dữ liệu.
- Được đánh giá là một trong những kiểu kiến trúc hỗ trợ tốt nhất với các thiết bị có lượng băng thông bị giới hạn như smartphone, tablet…
Ưu điểm và nhược điểm của API
Ưu điểm
API có những ưu điểm nổi bật có thể kể đến như:
Có thể dùng API trên đa dạng các nền tảng của desktop, điện thoại di động mobile hay website.
Với mỗi nền tảng thì API sẽ linh hoạt các định dạng dữ liệu sao cho phù hợp với các ứng dụng trên các hệ điều hành đó.
Người dùng có thể thuận tiện xây dựng HTTP server khi dùng API để việc lập trình trở nên dễ dàng hơn.
API sử dụng các mã nguồn mở với chức năng RESTFUL nên có thể ứng dụng vào bất cứ hệ điều hành nào để hỗ trợ JSON và XML.
Có thể dùng API để trao đổi thông tin 2 chiều, đảm bảo được độ tin cậy cho các bên.
Các thành phần MVC như Model Binder, Action, Unit Test, Controller,… đều có thể được API hỗ trợ đầy đủ các tính năng.
Nhược điểm
API Website chưa hỗ trợ tất cả các server, nó chỉ mới hỗ trợ POST và GET mà thôi.
Người dùng cần có hiểu biết kỹ càng và có kinh nghiệm backend thì mới có thể tận dụng triệt để các tính năng mà API mang lại.
Việc phát triển, vận hành hay nâng cấp API là không hề dễ dàng và cần một thời gian dài để thực hiện. Thậm chí, người dùng còn phải trả một chi phí khá lớn cho việc đó.
Nếu chủ sở hữu API chưa giới hạn kỹ các điều kiện thì vẫn có thể bị tấn công hệ thống và không đảm bảo được việc bảo mật.
Cách thức hoạt động của API
Cách thức vận hành của API thường được phân tích ở khía cạnh máy chủ và máy khách. Máy khách được biết đến là các ứng dụng gửi đi yêu cầu, còn máy chủ sẽ là ứng dụng gửi đi phản hồi. Quay trở lại ví dụ thời tiết vừa phân tích ở trên thì có thể hiểu ứng dụng thời tiết trên điện thoại di động chính là máy khách, còn hệ thống cơ sở dữ liệu từ cơ quan thời tiết trung ương chính là máy chủ.
Có 4 cách để API hoạt động, nó phụ thuộc vào lý do và thời điểm tạo ra chúng. Cụ thể là:
- API SOAP: Đây là một trong những API “đời đầu”, nó dùng giao thức truy cập đối tượng đơn giản. Lúc này, máy chủ sẽ trao đổi thông điệp thông qua XML với máy khách.
- API RPC: Các API còn được biết đến với tên gọi là Lệnh gọi thủ tục từ xa. API này buộc máy chủ phải hoàn thành được một thủ tục bắt buộc thì máy khách mới có thể được nhận được kết quả.
- API Websocket: Đây là một phiên bản API web hiện đại chuyển dữ liệu nhờ vào việc sử dụng các đối tượng JSON. Máy khách và máy chủ có thể trao đổi thông tin 2 chiều nhờ vào API này.
- API REST: Hiện nay thì API REST được cho là linh hoạt nhất và cũng được sử dụng rộng rãi nhất. Với loại API này, máy khách sẽ gửi đến một yêu cầu dưới dạng dữ liệu. Sau đó máy chủ sẽ dùng các dữ liệu này để thực hiện các hàm nội bộ và cho ra các dữ liệu đầu ra rồi gửi lại cho máy khách.
Phân loại API
Dựa vào phạm vi sử dụng, có thể phân loại API trành 4 loại là:
- API riêng: Là các API nội bộ dùng để kết nối các ứng dụng trong cùng một doanh nghiệp.
- API công cộng: Bất kỳ ai cũng có thể sử dụng được loại API này. Khi sử dụng các API này, có thể bạn sẽ nhận được các yêu cầu ủy quyền, yêu cầu chi phí hoặc cũng có thể là không có yêu cầu gì.
- API đối tác: Loại API này được các nhà phát triển bên ngoài dùng để hỗ trợ mối quan hệ hợp tác giữa các doanh nghiệp với nhau.
- API tổng hợp: Các API này sẽ kết nối nhiều API khác để giải quyết các yêu cầu phức tạp từ các ứng dụng.
Một số cách để ngăn chặn rò rỉ thông tin khi dùng API
API là một công cụ quan trọng và cần thiết cho nhiều doanh nghiệp. Tuy nhiên, API cũng có thể là một lỗ hổng bảo mật nếu không được sử dụng đúng cách.
- Xác thực cẩn thận thẩm quyền của người dùng cũng như ứng dụng: Đây là bước quan trọng nhất để ngăn chặn truy cập trái phép vào API. Bạn nên sử dụng các phương pháp xác thực mạnh mẽ, chẳng hạn như xác thực hai yếu tố, để xác minh danh tính của người dùng và ứng dụng.
- Mã hóa các dữ liệu sẽ được truyền tải từ các nền tảng: Mã hóa sẽ giúp bảo vệ dữ liệu khỏi bị truy cập trái phép trong quá trình truyền tải. Bạn nên sử dụng chứng chỉ SSL để mã hóa dữ liệu API.
- Hạn chế đặt mật khẩu cố định hoặc quá dễ đoán: Mật khẩu yếu có thể dễ dàng bị bẻ khóa, tạo cơ hội cho tin tặc truy cập vào API. Bạn nên sử dụng mật khẩu mạnh và không phổ biến, bao gồm chữ hoa, chữ thường, số và ký tự đặc biệt.
- Dùng chữ ký số để bảo mật: Chữ ký số là một phương pháp bảo mật mạnh mẽ giúp xác minh danh tính của người dùng và ứng dụng. Bạn có thể sử dụng chữ ký số để mã hóa dữ liệu API hoặc để xác thực người dùng và ứng dụng khi truy cập API.
Kết luận
Như vậy, bài viết này đã giúp bạn biết được API là gì và cách thức vận hành của nó. API là một công cụ quan trọng mà chúng tôi nghĩ rằng bất cứ ngành nghề hay doanh nghiệp nào cũng nên sử dụng. Bởi vì API là một công cụ quan trọng cho các doanh nghiệp thuộc nhiều ngành. API mang đến cho các công ty cơ hội mở rộng quy mô, thúc đẩy sự đổi mới và tiếp cận nhiều đối tượng hơn.
Hãy tiếp tục theo dõi Cafebit để cập nhật thêm những kiến thức về đầu tư, kinh tế, crypto và cùng khám phá thêm nhiều doanh nhân, doanh nghiệp nổi tiếng khác ở bài viết tiếp theo các bạn nhé!