- Những gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc từ Alibaba đến Baidu đã công bố ý định tung ra các sản phẩm kiểu ChatGPT.
- Các công ty đã nói về công nghệ này trong các tình huống dành riêng cho ứng dụng, thực hiện một cách tiếp cận thận trọng hơn.
- Truyền thông Nhà nước Trung Quốc, các công ty AI cảnh báo rủi ro trong cơn sốt cổ phiếu ChatGPT và hành vi người dùng.
Sự phổ biến ngày càng tăng của ChatGPT đang nhanh chóng nâng cao nhận thức ở Trung Quốc về mức độ tiên tiến của AI. Do đó, một cuộc chạy đua của những công ty công nghệ của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới cũng diễn ra vô cùng sôi động.
Gã công nghệ khổng lồ Alibaba thử nghiệm một chatbot AI nội bộ
Alibaba Group Holding đã chia sẻ với CNBC vào ngày 8 tháng 1 rằng công ty hiện đang phát triển một bot đối thủ của ChatGPT.
Cụ thể, một phát ngôn viên của Alibaba, chủ sở hữu của South China Morning Post, đã xác nhận rằng viện nghiên cứu Damo Academy của công ty đang tiến hành thử nghiệm nội một bot kiểu ChatGPT, nhưng không đưa ra thời gian biểu ra mắt dịch vụ.
Động thái này diễn ra khi các công ty công nghệ trên toàn cầu tìm cách tận dụng sự phấn khích do ChatGPT, một chatbot trí tuệ nhân tạo do OpenAI tạo ra.
Alibaba cho biết họ đã tiến hành nghiên cứu AI và các mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) từ năm 2017. Thành công lớn nhất trong lĩnh vực AI của tập đoàn này đó là đứng đầu mảng điện toán đám mây và thương mại điện tử tại Trung Quốc. Điều này gợi ý rằng một chatbot riêng có thể được tích hợp vào các sản phẩm của họ.
Sau thông tin về bước tiến thử nghiệm AI nội bộ, cổ phiếu niêm yết tại Hoa Kỳ của Alibaba đã tăng 3,2%. Điều này đã củng cố sự hứng thú của các nhà đầu tư đối với cổ phiếu của công ty sau những chuỗi ngày ảm đạm về doanh thu và đợt sa thải 11% nhân viên vào đầu tháng 2. Đặc biệt, các nhà phân tích phố Wall vẫn khá lạc quan về giá cổ phiếu Alibaba và đặt tên là "lựa chọn hàng đầu" trong danh mục đầu tư.
Gã tìm kiếm khổng lồ Baidu dự kiến ra mắt Ernie Bot
Nối gót Alibaba, nhà điều hành công cụ tìm kiếm Baidu là Robin Li đã cho biết trong một tuyên bố rằng dự án chatbot AI của họ có thể hoàn thành thử nghiệm nội bộ vào đầu tháng 3 trước khi ra mắt. Công cụ này sẽ được đặt tên là "Ernie bot" trong tiếng Anh hoặc "Wenxin Yiyan" trong tiếng Trung.
Ernie là viết tắt của "Đại diện nâng cao thông qua tích hợp tri thức", Baidu cho biết, mô tả nó như một "mô hình ngôn ngữ lớn" được giới thiệu vào năm 2019.
Baidu cho biết thêm: "Điều khác biệt giữa ERNIE với các mô hình ngôn ngữ khác là sự tích hợp kiến thức sâu rộng với dữ liệu khổng lồ, dẫn đến khả năng hiểu và tạo ra đặc biệt. Từ đó, nó có khả năng xử lý nhiều nhiệm vụ khác nhau như hiểu và tạo ngôn ngữ, tạo văn bản thành hình ảnh."
Cổ phiếu niêm yết tại Hồng Kông của Baidu đóng cửa tăng 15,3% vào thứ Ba ngày 7 tháng 2, trong khi cổ phiếu tại Mỹ tăng 11,2% trong phiên giao dịch cùng ngày.
Với tham vọng trở thành trụ cột công nghệ tại Trung Quốc, Baidu đã đầu tư không ngừng nghỉ vào AI, bao gồm điện toán đám mây, xe tự lái, chip bán dẫn. Công ty đã báo cáo doanh thu 32,5 tỷ nhân dân tệ (4,6 tỷ USD) tốt hơn mong đợi trong quý 9.
Truyền thông nhà nước Trung Quốc cảnh báo rủi ro công nghệ
Phát triển trí tuệ nhân tạo được coi là ưu tiên hàng đầu của Trung Quốc khi nước này tiếp tục cạnh tranh công nghệ với Mỹ. Do đó, những công ty tiên phong trong đầu tư, sản xuất công nghệ luôn phải săn lùng ráo riết những ý tưởng để thành công.
Tuy nhiên, những gã khổng lồ công nghệ luôn đối mặt với tình thế tiến thoái lưỡng nan. Một mặt họ cần thuyết phục người tiêu dùng và nhà đầu tư rằng họ không bị tụt lại phía sau trong quá trình phát triển công nghệ mới. Mặt khác họ phải hết sức thận trọng để tránh bị coi là đang phát triển sản phẩm, dịch vụ gây lo ngại đến chính trị, an ninh.
Ngay sau sự bùng nổ của ChatGPT, các nhà truyền thông Trung Quốc đã cảnh báo những rủi ro khi theo đuổi cổ phiếu AI. Bởi theo phân tích của các cơ quan này, một số người sẽ ham hố đầu cơ vào các khái niệm giả, dụ người khác vào kế hoạch bơm và xả. Nhà đầu tư cuối cùng sẽ rơi nước mắt nên họ không nên làm theo.
Đối với những người dùng công nghệ, Trung Quốc đã đưa ra những quy định chặt chẽ và có phần "khó tính" nhằm bảo vệ dữ liệu và chống độc quyền. Cụ thể, người dùng Trung Quốc không thể tiếp cận với ChatGPT do nó đã bị chặn chính thức tại đất nước này trừ khi họ có cách đánh lạc hướng cơ quan quản lý.
Kết luận
ChatGPT rõ ràng khó có thể xâm nhập vào Trung Quốc khi phải đối diện với tham vọng điều tiết công nghệ của đất nước này. Tuy nhiên, nó đã trở thành động lực làm trỗi dậy một cuộc cạnh tranh gay gắt mà đại diện là những gã khổng lồ AI tại quốc gia.
Không chỉ có Alibaba, hay Baidu, mà đó còn là một khối những công ty công nghệ lớn khác như JD.com, NetEase cũng đã có tín hiệu gia nhập cuộc đua. Những gã công nghệ này đã làm tốt vai trò tập trung phát triển các công nghệ then chốt, đồng thời không làm rung chuyển con thuyền chính trị giữa Trung Quốc và Mỹ. Sẽ không ngạc nhiên khi nền kinh tế lớn thứ hai này xưng danh tại đấu trường công nghệ với những đối thủ xứng tầm ChatGPT.
Tất nhiên, một hành động thận trọng và những bước đi khôn ngoan sẽ là những cân nhắc với những công ty công nghệ để tránh va vào tầm ngắm của các cơ quan quản lý nhưng vẫn tạo sự chú ý với những đối thủ trên thế giới.