“Rửa tiền” là cụm từ được nhắc đến nhiều trong các hoạt động phi pháp của tổ chức, cá nhân. Vậy rửa tiền là gì? Người phạm tội rửa tiền bị xử lý như thế nào? Hãy theo dõi bài viết sau để cùng tìm hiểu về nó nhé.
Rửa tiền là gì?
Rửa tiền tiếng Anh là Money Laundering (Money: tiền, Laundering: giặt giũ, rửa).
Rửa tiền là quá trình bất hợp pháp nhằm chuyển đổi một lượng lớn tiền tệ được tạo ra từ các hoạt động vi phạm pháp luật (ví dụ như ăn cướp hoặc lừa đảo) trở thành tiền hợp pháp. Tiền từ các hoạt động phạm tội được coi là bẩn. Quá trình này được sử dụng để khiến nó “sạch” hơn.
Rửa tiền là hành vi phạm pháp nghiêm trọng thường được sử dụng bởi các tội phạm kinh tế. Hầu hết các công ty tài chính đều có chính sách chống rửa tiền để phát hiện và ngăn chặn hoạt động này.
Rửa tiền là hình thức nói về việc tiền “ bẩn” được sinh ra từ những hoạt động làm ăn phi pháp VD tiền từ buôn bán ma túy, nhận hối lộ, buôn lậu, tham nhũng…được hợp pháp hóa và trở thành tiền “sạch”.
Các biện pháp tạm thời trong phòng chống rửa tiền
Các biện pháp tạm thời trong phòng chống rửa tiền bao gồm:
Trì hoãn giao dịch
- Đối tượng báo cáo phải áp dụng ngay biện pháp trì hoãn giao dịch trong các trường hợp sau đây:
+ Khi có căn cứ để nghi ngờ hoặc phát hiện các bên liên quan đến giao dịch thuộc Danh sách đen;
+ Khi có lý do để tin rằng giao dịch được yêu cầu thực hiện có liên quan đến hoạt động phạm tội, bao gồm: giao dịch do người bị kết án theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự yêu cầu thực hiện và tài sản trong giao dịch thuộc quyền sở hữu hoặc có nguồn gốc thuộc quyền sở hữu, quyền kiểm soát của người bị kết án đó; giao dịch liên quan đến tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi có liên quan đến tội phạm tài trợ khủng bố;
+ Khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại các luật có liên quan.
- Khi thực hiện biện pháp trì hoãn giao dịch, đối tượng báo cáo phải báo cáo ngay cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
- Thời hạn áp dụng biện pháp trì hoãn giao dịch không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày bắt đầu áp dụng.
- Đối tượng báo cáo không phải chịu trách nhiệm pháp lý về những hậu quả phát sinh khi áp dụng biện pháp trì hoãn giao dịch theo đúng quy định.
Phong tỏa tài khoản, niêm phong, phong tỏa hoặc tạm giữ tài sản
Đối tượng báo cáo phải thực hiện quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc phong tỏa tài khoản, niêm phong, phong tỏa hoặc tạm giữ tài sản của các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
Nguyên tắc trong phòng chống rửa tiền
- Việc phòng, chống rửa tiền phải thực hiện theo quy định của pháp luật trên cơ sở bảo đảm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia, lợi ích quốc gia; bảo đảm hoạt động bình thường về kinh tế, đầu tư; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; chống lạm quyền, lợi dụng việc phòng, chống rửa tiền để xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân có liên quan.
- Hành vi rửa tiền phải được xử lý theo quy định của pháp luật.
- Biện pháp phòng, chống rửa tiền phải được thực hiện đồng bộ, kịp thời.
Các hành vi bị nghiêm cấm trong phòng chống rửa tiền
Các hành vi bị nghiêm cấm trong phòng chống rửa tiền bao gồm:
- Tổ chức, tham gia hoặc tạo điều kiện, trợ giúp thực hiện hành vi rửa tiền.
- Thiết lập, duy trì tài khoản vô danh hoặc tài khoản sử dụng tên giả.
- Thiết lập, duy trì quan hệ kinh doanh với ngân hàng vỏ bọc.
- Cung cấp trái phép dịch vụ nhận tiền mặt, séc, công cụ tiền tệ khác hoặc công cụ lưu trữ giá trị và thực hiện thanh toán cho người thụ hưởng.
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong phòng, chống rửa tiền xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
- Cản trở việc cung cấp thông tin phục vụ công tác phòng, chống rửa tiền.
- Đe dọa, trả thù người phát hiện, cung cấp thông tin, báo cáo, tố cáo về hành vi rửa tiền.
Hậu quả nghiêm trọng của hành vi rửa tiền
- Gián đoạn sự ổn định của kinh tế: Không những phá vỡ sự ổn định mà rửa tiền cũng để lại những mối nguy nghiêm trọng cho toàn bộ nền kinh tế. Rửa tiền gây ảnh hưởng đến từng cá thể trong nền kinh tế, đặc biệt là ở các nước mới nổi. Thậm chí, nó còn có thể tàn phá kinh tế của một đất nước bằng việc hợp thức hóa tài sản có nguồn gốc từ các hoạt động phi pháp.
- Thị trường tài chính – tiền tệ gặp nhiều bất ổn: Rửa tiền tạo ra sự lưu chuyển của các nguồn tiền tệ trong thế giới ngầm, sinh ra sự đột biến trong nhu cầu tiền tệ và sự không ổn định trong lãi suất cũng như tỷ suất hối đoái. Việc điều hành kinh tế vĩ mô sẽ càng trở nên khó khăn và phức tạp hơn.
- Kìm hãm tốc độ tăng trưởng kinh tế trong khu vực: Rửa tiền tạo ra những tác động tiêu cực tới xu hướng đầu tư. Tiền có nguồn gốc không rõ ràng sẽ được đầu tư vào các tài sản mang tính chất che đậy thay vì các khoản đầu tư phát triển kinh tế. Các giao dịch ngầm này có thể làm suy giảm hiệu quả kinh tế của các giao dịch hợp pháp trên thị trường.
- Hệ thống tài chính bị “giật dây”: Hệ thống tài chính có thể bị thao túng và nắm thóp bởi một nhóm tội phạm. Rửa tiền khiến ngân hàng mất uy tín, làm giảm chất lượng dịch vụ,… từ đó gây mất cân bằng cơ cấu nguồn vốn của hệ thống các ngân hàng nói chung.
Hình phạt đối với hành vi rửa tiền tại Việt Nam
Trách nhiệm hình sự về tội rửa tiền đối với cá nhân
Các cá nhân có hành vi rửa tiền sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 324 Bộ Luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017), cụ thể:
- Bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm nếu thực hiện các hành vi rửa tiền.
- Người phạm tội sẽ bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm khi thêm một trong những dấu hiệu sau:
- Có tổ chức;
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thực hiện rửa tiền;
- Phạm tội 02 lần trở lên;
- Có tính chất chuyên nghiệp;
- Sử dụng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;
- Tiền, tài sản phạm tội có trị giá từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng;
- Thu lợi bất chính từ 50 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng;
- Tái phạm có tính chất nguy hiểm.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây có thể bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:
- Tiền, tài sản phạm tội có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên;
- Thu lợi bất chính từ 100 triệu đồng trở lên;
- Gây ảnh hưởng tiêu cực tới an toàn tài chính, tiền tệ quốc gia.
- Người chuẩn bị hoặc có ý định rửa tiền cũng có thể bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
- Ngoài ra, hình phạt bổ sung cũng được áp dụng đối với người phạm tội rửa tiền như sau:
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng,
- Cấm hành nghề hoặc đảm nhận các công việc liên quan từ 01 đến 05 năm hoặc tịch thu một phần/toàn bộ tài sản.
Trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân
- Pháp nhân phạm tội rửa tiền bị truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định tại Khoản 6 Điều 324 Bộ Luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017), cụ thể:
- Pháp nhân phạm tội rửa tiền có thể bị phạt tiền từ 10.000.000.000 đồng đến 20.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 năm đến 03 năm.
- Với pháp nhân thương mại, mức phạt tiền có thể từ 1.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực cụ thể hoặc cấm huy động vốn từ 01 đến 03 năm.
- Pháp nhân thương mại được thành lập chỉ với mục đích phạm tội sẽ bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.
Kết luận
Trên đây là những chia sẻ của CafeBit.org về rửa tiền. Mong rằng qua đây, bạn đã hiểu rửa tiền là gì cũng như những hậu quả nghiêm trọng và hình phạt đối với hành vi rửa tiền tại Việt Nam.